Hãy cho biết dưới thời đường có sự phát triển kinh tế và tổ chức bộ mạy nhà nước như thế nao? Qua đó hãy so sánh với triều tần, hán về kinh tế, chính trị
Hãy cho biết dưới thời đường có sự phát triển kinh tế và tổ chức bộ mạy nhà nước như thế nao? Qua đó hãy so sánh với triều tần, hán về kinh tế, chính trị
* Xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đến đỉnh cao. Biểu hiện:
– Về kinh tế: phát triển toàn diện:
+ Thực hiện chế độ quân điền (lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân), nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu + Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất: chọn giống, xác định thời vụ.
+ Thủ công nghiệp phát triển thịnh đạt, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền… có hàng chục người làm việc.
+ Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
– Về tổ chức bộ máy nhà nước: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
* So sánh với triều Tần, Hán:
– Về kinh tế: Nền kinh tế thời Tần, Hán đã có sự phát triển, nhưng không phát triển bằng thời Đường.
– Về chính trị:
+ Thời Tần: vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền. Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.
+ Thời Hán: đứng đầu đất nước là Hoàng đế, giúp việc có Thừa tướng, Thái úy, Quan văn – võ và các chức quan khác.
=> So với thời Đường, tổ chức bộ máy thời Tần – Hán đã được thiết lập nhưng chưa hoàn chỉnh. Việc tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng hình thức tiến cử.