hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của những cái tên Nguyễn Sinh Cung , Nguyễn Tất Thành , Nguyễn Ái Quốc , Hồ Chí Minh
hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của những cái tên Nguyễn Sinh Cung , Nguyễn Tất Thành , Nguyễn Ái Quốc , Hồ Chí Minh
. Nguyễn Sinh Cung
Nguyễn Sinh Cung là tên lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
3. Nguyễn Tất Thành
Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, ông chuyển về sống ở quê nội xã Kim Liên. Theo tục lệ, ông Nguyễn Sinh Sắc được làng Kim Liên đón về và được làng cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà. Nhân dịp này ông Nguyễn Sinh Sắc làm “lễ vào làng” cho hai con trai với tên mới: Ngugễn Tất Đạt (Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung). Thành Đạt là mong muốn của người cha đặt hy vọng vào hai con.
5. Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc – cái tên bắt đầu một chặng đường mới trong hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu hoạt động chính trị dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Song tên mới Nguyễn Ái Quốc thực sự được nhiều người biết đến khi Người thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, ngày 18-6-1919 gửi lên Hội nghị Véc-xây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Từ đây bắt đầu một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc – linh hồn của phong trào những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
Sau lần bị bắt tại Hương Cảng năm 1931, mật thám Pháp tưởng Nguyễn Ái Quốc đã bị chết trong nhà tù, vì những tin đồn do chính luật sư Lôdơbi tung ra để bảo vệ Người thêm phần an toàn khi trốn tránh sự rình rập của kẻ thù. Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc chắp nối liên lạc được với các tổ chức cách mạng và Người đi Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc tiếp tục con đường cứu nước của mình. Một thời gian dài Nguyễn Ái Quốc mất hút trong sổ điều tra của mật thám Pháp và mật thám Đông Dương. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong lời kêu gọi: Kính cáo đồng bào, ngày 6-6-1941. Đến tận lúc này mật thám Đông Dương mới bàng hoàng được nguồn tin cho biết Già Thu, Thu Sơn xuất hiện ở biên giới Việt – Trung chính là Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc một cái tên để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc đới hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong cách mạng Việt Nam. Song Người chỉ khiêm tốn nhận mình là “Tôi vẫn là tôi ngày trước, một người yêu nước”.
7. Hồ Chí Minh
Đầu những năm 1940, trước biến chuyển mới của tình hình cách mạng, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này là phải thực hiện sự liên minh quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của đồng minh. Trước mắt phải phối hợp hành động giữa phong trào Việt minh với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Trong số những người cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc là người hiểu biết Trung Quốc hơn cả nên được cử đảm nhiệm trọng trách này.
Để tránh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13-8-1942, Người lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược.
Sau mười lăm ngày đêm đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27-8-1942, Người đến xã Túc Vinh thuộc huyện Đức Bảo thì bị tuần canh ở đây giữ lại. Khi kiểm tra giấy tờ, chúng phát hiện ngoài giấy giới thiệu của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viên “Hội ký giả thanh niên Trung Quốc”, các giấy tờ của Hồ Chí Minh là phóng viên báo chí và giấy thông hành do văn phòng Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp từ năm 1940 đều đã quá hạn sử dụng. Chúng nghi Người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây rồi giải đi, giải lại trong suốt 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây.
Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệp của nhiều nhân vật trong chính giới Trung Quốc, ngày 10-9-1943 Người được trả lại tự do.
Như vậy trong sự kiện bị bắt khi lính tuần canh kiểm tra giấy tờ ở phố Túc Vinh đã hé mở một chi tiết: Phải chăng trong số những giấy tờ bị quá hạn từ cuối năm 1940, chặng đường Nguyễn Ái Quốc đi từ Côn Minh – Quế Lâm – Tĩnh Tây để tìm đường về nước, Người đã lấy tên là Hồ Chí Minh? Và tới năm 1942, từ sự kiện “Túc Vinh”, tên gọi Hồ Chí Minh đã được ra công khai.
Tháng 10-1944, Người ký tên Hồ Chí Minh dưới bức “Thư gửi đồng bào toàn quốc”, kêu gọi các đảng phái, các đoàn thể tích cực chuẩn bị để triệu tập và khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc. Đây là lần đầu tiên tên Hồ Chí Minh lan truyền trong cả nước.