Hãy cho biết một công trình văn hóa, lịch sử nào ở TP HCM thờ thầy giáo Võ Trường Toàn (1709-1792)?

Hãy cho biết một công trình văn hóa, lịch sử nào ở TP HCM thờ thầy giáo Võ Trường Toàn (1709-1792)?

0 bình luận về “Hãy cho biết một công trình văn hóa, lịch sử nào ở TP HCM thờ thầy giáo Võ Trường Toàn (1709-1792)?”

  1. – Đình Chí Hòa, trước có tên là đình Hòa Hưng (vì tọa lạc trên phần đất của làng Hòa Hưng), sau đổi tên là đình Chí Hòa, hiện nay toạ lạc trong con hẻm số 475 đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường 13, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, 

    – Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại thành phố này, và đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định số 1460 – QĐ/VH ký ngày 28 tháng 6 năm 1996.

    – Chánh điện thờ “Thành hoàng Bổn cảnh”, bên trên có bức hoành phi đề bốn chữ Hán: “Thần Minh Chánh Trực”. Bàn thờ Tả ban và Hữu ban ở hai bên. Đối diện nhau có hai bàn thờ: Phước Đức chánh thần (Thổ địa) và Đông Trù tư mệnh (Táo quân). Ngoài ra, ở đây còn có bàn thờ Ngũ Hành nương nương, bàn thờ nhà giáo Võ Trường Toản

    Bình luận
  2. Võ Trường Toản được biết đến là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba lỗi lạc ở miền Nam thế kỷ 18. Thân thế và quê hương của ông cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều ý kiến cho rằng ông sinh trưởng tại huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là TP. Hồ Chí Minh) nhưng cũng có ngươi nói ở huyện Thanh Kệ, tỉnh Quảng Đức (miền Trung). Cho đến nay, ngày tháng năm sinh cua ông chưa thay có tài liệu nào ghi lại, chỉ biết chung chung ông kết duyên vơi một người vợ hiền và sinh được một người con gái. Nhưng chẳng may, người con bị bệnh mất từ thuở nhỏ. Về sau, vợ chồng ông không sinh thêm người con nào. Theo các tài liệu ghi lại, ông nổi tiếng học rộng, tài cao, theo đạo thánh hiền, chí hướng thanh cao. Sở học của ông đạt đến bậc uyên thâm. Tuy nhiên, ông một mực từ chối quan trường, không tham gia chính sự mà chỉ chuyên tâm dạy học.

    Trong cuộc đời làm thầy giáo ông đã đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài như Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Những nho sĩ thuốc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị cũng chịu ảnh hưởng về đạo đức, học vấn lẫn sĩ khí củạ nhà giáo họ Võ. Ông mất ngày 27-7-1792 (tức ngày mùng 9-6 năm Nhâm Tý) tại làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và được an táng tại địa phương này. Mặc dù ông không ra làm quan, nhưng các vua nhà Nguyễn hết lòng kính phục. Khi ông mất, vua nhà Nguyễn đã ban tặng danh hiệu cao quỷ “Gia Định xử sĩ Sung đức Võ tiên sinh”, cho lập mộ và nhà thơ để hương khói. Bên cạnh đó, học trò cũ cũng viết tặng đôi liễn để tưởng nhớ thầy:

    Tiên sinh giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử

    Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong

    (Nghĩa là: Lúc sống dạy dọ được người, không con cũng như có. Chết, tiếng tăm còn để, mất mà chẳng mất)

    Hiện nay, những trước tấc của ông hầu như đã bị thất lạc hết, chỉ còn lại một bài duy nhất là: Hoài cổ phú dài 24 câu. Với bút pháp cổ điển, tác giả tỏ bày tâm sự cũng như quan niệm về cuộc sống. Tại khu đền thờ, tài liệu liên quan về ông có thể nói là rất hiếm. Nhiều người hy vọng rằng những người tâm huyết sẽ tìm thêm nhiều tài liệu để lượng thông tin ở đây dày thêm đôi chút.

    Bình luận

Viết một bình luận