Hãy cho biết những tiêu chuẩn và điều kiện mà cán bộ công chức mà việt nam dân chủ cộng hòa phải đảm bảo và liên hệ với những chuẩn mực đạo đức của cá

Hãy cho biết những tiêu chuẩn và điều kiện mà cán bộ công chức mà việt nam dân chủ cộng hòa phải đảm bảo và liên hệ với những chuẩn mực đạo đức của cán bộ đảng viên

0 bình luận về “Hãy cho biết những tiêu chuẩn và điều kiện mà cán bộ công chức mà việt nam dân chủ cộng hòa phải đảm bảo và liên hệ với những chuẩn mực đạo đức của cá”

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản mà người CBCC nhà nước cần phấn đấu đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người, sống có nghĩa có tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, thi hành công vụ có sáng tạo, chấp hành nghiêm kỷ luật, có ý chí phấn đấu, có tinh thần đoàn kết, thân ái, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.
    Những chuẩn mực này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau trong một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Có lòng trung với nước hiếu với dân, có lòng yêu thương con người thì mới hết lòng, hết sức đem tài đức của mình phục vụ nhân dân. Có như vậy mới thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận tụy vì công việc chung. Nhờ vậy mới giữ được kỷ luật của cơ quan, tổ chức, mới rèn được tinh thần trách nhiệm cao với công việc và ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng. Khi giữ được phẩm chất trong sạch, không tham địa vị, danh vọng, tiền tài, có lòng chính trực thì chắc chắn sẽ có tình thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.

    Trong tình hình thực tế nước ta hiện nay cho thấy, những lời dạy của Người luôn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực còn có những tác động tiêu cực. Đó là khát vọng làm giàu bằng mọi cách, tâm lý chạy theo lợi nhuận, coi trọng giá trị đồng tiền một cách quá mức, kéo theo thói ích kỷ, tự tư, tự lợi, đặt lợi ích cá nhân và gia đình lên trên lợi ích của tập thể và xã hội.  Nguyên nhân chủ yếu là do chủ nghĩa cá nhân; do cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất, đạo đức; tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc; đấu tranh chống các tệ nạn xã hội chưa quyết liệt; nói chưa đi đôi với làm.

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức công vụ không phải tự thân mà có. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ.

    Tháng 10/ 1945, khi chính quyền nhân dân mới được thành lập trong cả nước, nhân danh Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Chính phủ là công bộc của dân” và Người khẳng định: CBCC là công bộc của dân.. , có bổn phận phục vụ nhân dân. Vì thế, đạo đức công chức thể hiện tính dân chủ trong công vụ mà công chức thực hiện đối với dân. Sự không thiên vị, vô tư và trong sáng chắc chắn sẽ làm cho người dân tin hơn vào Đảng,  Chính phủ và ngược lại.
    Trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ: Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Và trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài Người đã nói:“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nói chuyện với đồng bào trước khi sang thăm Pháp (30/5/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.

    Bình luận

Viết một bình luận