hãy chứng minh câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” “học đi đôi vs hành”

hãy chứng minh câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân”
“học đi đôi vs hành”
“thất bại là mẹ thành công”
“có công mài sắt có ngày nên kim”
“bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”
giúp mình đy mình vote 5 sao choa <33

0 bình luận về “hãy chứng minh câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” “học đi đôi vs hành””

  1. Thất bại và thành công vốn là những phạm trù không thể thiếu trong đời sống con người. Để có được thành công, thất bại là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, cha ông ta mới có câu “Thất bại là mẹ thành công”

    “Thất bại” và “thành công” là hai định nghĩa trái ngược nhau. Nếu thất bại là sự đổ vỡ, hủy hoại, sai hỏng thì thành công lại hoàn toàn ngược lại, đó có nghĩa là kết quả viên mãn, hạnh phúc, đạt được điều mà mình hằng ao ước, đeo đuổi. Thất bại và thành công tuy vậy lại có mối liên quan biện chứng chặt chẽ với nhau, để có dược thành công thật sự, không thể thiếu được mùi vị của sự thất bại. hay nói một cách khác, thất bại là tiền đề cho sự thành công ở phía trước, ông cha ta cho rằng “Thất bại là mẹ thành công cũng là vì vậy”

    Tại sao thất bại lại là mẹ thành công. Điều này nghe tưởng nghịch lí nhưng thật ra bản chất lại hợp lí vô cùng. Thất bại là điều không thể thiếu khi chúng ta bước chân ra đời lập nghiệp, nhưng chính những thất bại đó lại là kinh nghiệm, bìa học, thậm chí là động lực cho chúng ta sửa sai, làm lại và đạt được thành công. Trước mỗi vết xe đổ, ta tìm ra được cho mình hướng đi mới, chính xác và ít rủi ro hơn. Có người đã từng nói “Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân ta chả thấm đẫm những mũi gai”. Nếu không chịu nổi nỗi đau bứt lá, làm sao có nổi những nhành hoa mai tỏa rực rỡ. Đoàn Tử Quang khi xưa dùi mài kinh sử, năm nào cũng lên kinh ứng thí đi thi, nhưng lần nào cũng thất bại. Thế nhưng với ý chí quật cường và tấm lòng hiếu học, năm 81 tuổi, ông đã thi đỗ Trang Nguyên. Đây đúng là tấm gương “có công mài sắt, có ngày nên kim” trong lịch sử”. Kết thúc luôn luôn phải là sự thành công, phải là hạnh phúc, không có điểm dừng nào là thất bại cả, nếu còn khổ đau, nếu còn vấp ngã, chẳng qua đó vẫn chưa phải là điểm dừng thật sự cho bạn mà thôi. Mỗi lần vấp ngã, mỗi lần thất bại đều để lại cho ta một bài học thích đáng. Những bài học ấy nhiều khi còn quan trọng và cần thiết hơn nhiều so với những kiến thức ta học được qua sách vở, qua những lời giảng của thầy cô. Đó gọi là kinh nghiệm sống. Một cậu học trò lần đầu tiên giải sai bài tập, đến lần thực hành sau chắc chắn không phạm phải sai lầm đó lần nữa, một người nghệ nhân, lần đầu trạm trổ sai kĩ thuật, lần tiếp theo sẽ không bao giờ lặp lại sai phạm ấy. Nghiên cứu cho thấy, mức độ thất bại càng lớn, phải trả giá càng đắt thì kinh nghiệm, bài học được rút ra càng làm ta nhớ rõ hơn và càng có giá trị lơn hơn. Edison cũng phải mất hàng ngàn thí nghiệm, hàng ngàn lần thất bại mới có thể soi sáng bóng đêm vwois những chiếc bóng đèn của mình, thì những thất bại, chùn bước có kia có là gì. Nếu Edison có thể thành công thì ta cũng vậy, ta cũng có thể. Nếu ai đó nói với bạn rằng, họ chưa gặp thất bại lần nào đã có thể thành công, vậy thì họ đã nhầm, thành công đó có thể là thật nhưng chỉ là tạm thời, không chắc chắn, bền vững, chưa là kết thức cuối cùng

               đó là câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

    Bình luận

Viết một bình luận