Hãy đọc thơ Viếng lăng Bác và cho biết các câu thơ dùng nghệ thuật gì và biện pháp gì?

By Faith

Hãy đọc thơ Viếng lăng Bác và cho biết các câu thơ dùng nghệ thuật gì và biện pháp gì?

0 bình luận về “Hãy đọc thơ Viếng lăng Bác và cho biết các câu thơ dùng nghệ thuật gì và biện pháp gì?”

  1. 1. Khổ thơ đầu :

    “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác “

    → Đại từ xưng hô gợi sự thân mật , gần gũi , tha thiết.

    → Cảm xúc thành kính thiêng liêng của tác giả và nhân dân miền Nam đối với Bác.

    ” Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát “

    → Từ láy , tre là loài cây biểu tượng của Việt Nam.

    ” Ôi!  Hàng tre xanh xanh Việt Nam “

    → Câu cảm thán , bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến đối với Bác và niềm tự hào về đất nước , dân tộc Việt Nam của tác giả.

    ” Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng “

    → Sử dụng thành ngữ làm tăng tính biểu cảm cho bài thơ , thể hiện tinh thần và ý chí bất khuất của dân tộc ta trước mọi khó khăn.

    2. Khổ thơ thứ hai :

    ” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ “

    → Ẩn dụ Bác là mặt trời soi sáng , sưởi ấm cho cách mạng , cho trái tim mỗi người dân Việt Nam.

    ” Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân … “

    → Hình ảnh ẩn dụ , liên tưởng , hình ảnh thơ đa nghĩa.

    3. Khổ thơ thứ 3 :

    ” Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền “

    → Sự xót xa trước sự ra đi của Bác , là một mất mát to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

    ” Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim “

    → Từ láy ” mãi mãi ” ý chỉ cho dù Bác có ra đi , thì đối với dân tộc Việt Nam , đối với tác giả và đồng bào Nam Bộ Bác vẫn sống mãi cùng quê hương , đất nước.

    4. Khổ thơ cuối :

    ” Mai về miền Nam thương trào nước mắt “

    → Thể hiện cảm xúc đau xót , nhớ thương của tác giả sau khi rời lăng Bác.

    ” Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này “

    → Lặp từ ” muốn làm ” thể hiện tình yêu và lòng thành kính của tác giả đối với Bác , con chim hót , một đóa hoa hay cây tre dù nhỏ bé nhưng tác giả vẫn muốn được luôn ỏe bên Bác , luôn góp một phần mình để thể hiện tình cảm lớn lao , lòng trung hiếu của mình đối với Bác.

    Trả lời
  2. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    => Cách xưng hô thân mật, gần gũi; từ địa phương; nói giảm, nói tránh

    *Biện pháp:

    – Giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác.

    – Câu thơ mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thương.

    – Xưng hô con lời xưng hô thân mật, gần gũi, cảm động. Tác giả coi mình là con xa cách lâu ngày mới được gặp lại người cha già của dân tộc.

    – Câu thơ dùng từ thăm ngụ ý nói giảm đi. Bác như còn sống mãi với nhân dân Việt Nam .

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

    => Thán từ, thành ngữ, ẩn dụ

    Biện pháp:

    – Hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm.

    -> Liên tưởng hàng tre xanh xanh đến sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

    – Đã từ lâu hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho làng quê, cho con người dân tộc Việt Nam.

    -> Nhà thơ xúc động trước cảnh hàng tre đứng thẳng hàng trong sương sớm, pha lẫn tâm trạng náo nức xếp hàng chờ mong vào thăm làng Bác.

    2.BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 2 BÀI VIẾNG LĂNG BÁC

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…

    =>Ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

    Biện pháp

    – Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên.

    – Ở câu thơ thứ hai mặt trời là hình ảnh ẩn dụ sự vĩ đại của Bác như mặt trời chiếu sáng cho con đường giải phóng dân tộc, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam. Lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác.

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

    =>Ẩn dụ, điệp từ

    – Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.

    – Bốn câu thơ xen lẫn tả thực và ẩn dụ, nhịp điệu chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ đã thể hiện rõ những xúc động và suy tưởng sâu lắng của nhà thơ.

    3. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng.

    BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 3 BÀI VIẾNG LĂNG BÁC

    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    => Ẩn dụ, nói giảm nói tránh

    – Ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian được tác giả miêu tả chính xác, tinh tế, một khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh nơi Bác nằm nghỉ.

    – Liên tưởng đến vầng trăng.

    – Hình ảnh vầng trăng gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của bác. Hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thực, vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với bác.

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim.

    =>Ẩn dụ “trời xanh”, động từ “nhói”

    – Tuy lí trí đã nhận thức Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã đi xa.

    Xem thêm: Cảm nhận 2 khổ giữa bài viếng lăng Bác

    4. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng.

    BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 4 BÀI VIẾNG LĂNG BÁC

    Mai về Miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

    => Điệp từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: thể hiện mong ước thiết tha và sự lưu luyến, bịn dịn, thương tiếc không nguôi và biết ơn Bác.

    Biện pháp:

    Khổ cuối chính là ước muốn giản dị bé nhỏ, thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ không muốn rời xa Bác…

    Trả lời

Viết một bình luận