Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ sau: -Ăn vóc học hay -Muốn biết thì phải hỏi,muốn giỏi thì phải học -Không cày không có thóc,không học không biết

By Brielle

Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ sau:
-Ăn vóc học hay
-Muốn biết thì phải hỏi,muốn giỏi thì phải học
-Không cày không có thóc,không học không biết chữ
-Ăn không nên đọi,nói không nên lời
-Trời đang nắng,cỏ gà trắng thì mưa
Làm hộ với ạ hứa đánh giá 5 ????

0 bình luận về “Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ sau: -Ăn vóc học hay -Muốn biết thì phải hỏi,muốn giỏi thì phải học -Không cày không có thóc,không học không biết”

  1. Ăn vóc học hay

    → Ăn uống đầy đủ thì người mới được khoẻ mạnh (có sức vóc), học những điều hay thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều.

    Muốn biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì phải học

    → Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học.

    Không cày không có thóc, không học không biết chữ

    → Muốn no ấm thì phải cần cù lao động, lười biếng sẽ đói khổ; cũng như không được học, không chịu học thì sẽ ngu si dốt nát.

    Ăn không nên đọi, nói không nên lời

    → Chỉ những người vụng về, dại dột, không biết cách đối nhân xử thế, ứng xử phù hợp.

    Câu cuối hình như bạn ghi sai rồi, theo mình thì câu này phải là “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”

    Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa

    → Kinh nghiệm về dự đoán thời tiết: Đang là mùa hè nắng nóng mà cỏ gà đâm rễ trắng thì sắp có mưa.

    Cho mình 5 sao và CTLHN nhé

    Chúc bạn học tốt!

    Trả lời
  2. Câu tục ngữ “Ăn vóc học hay“khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt. … –Câu thành ngữ” Học một biết mười “khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.

    -Câu tục ngữ “Muốn biết phải hỏimuốn giỏi phải học” là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học rồi.

    -Câu ” Không cày không có thóc , không học không biết chữ” nhân dân ta dùng cách nói phủ định để khẳng định một bài học, một chân lí vừa giản dị vừa rõ ràng về làm ăn và học hành: “Không cày không có thóc, không học không biết chữ”. Muốn no ấm thì phải cần cù lao động (cày); lười biếng sẽ đói khổ (khôns có thóc), cũng như không được học, không chịu học thì sẽ ngu si dốt nát (không biết chữ). Mà dốt nát thì sẽ nghèo khổ, không có chỗ đứng trong xã hội văn minh, chỉ là anh vai u thịt bắp!

    -Ăn không nên đọi, nói không nên lời là câu thành ngữ chỉ sự vụng về trong việc ăn nói, không biết cách xử sự sao cho đẹp và phù hợp.

                  Câu cuối mình không biết ạ             

    Trả lời

Viết một bình luận