Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin ”Học,học nữa,học mãi” Lưu ý: Thân bài phải có dẫn chứng Kết bài phải có liên hệ bản thân Hay,đủ =câu t

Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin ”Học,học nữa,học mãi”
Lưu ý:
Thân bài phải có dẫn chứng
Kết bài phải có liên hệ bản thân
Hay,đủ =câu trả lời hay nhất
Hay,thiếu lưu ý ở trên= 1 sao
Sơ xài=báo cáo
Bài văn ít nhất phải 2 trang
Cần gấp!

0 bình luận về “Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin ”Học,học nữa,học mãi” Lưu ý: Thân bài phải có dẫn chứng Kết bài phải có liên hệ bản thân Hay,đủ =câu t”

  1. Nếu Bác Hồ của chúng ta là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thì Lê- nin cũng là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga Xô Viết xưa, Liên Bang Nga nay. Có một điểm trùng hợp giữa Lê- nin và Bác Hồ đó chính là sự kiệt xuất trong tài năng, vĩ đại trong tư tưởng. Không chỉ là những vị lãnh tụ mà cả hai người đều là những nhà giáo dục học. Bởi, sự coi trọng của cả Bác và Lê- nin đối với nền giáo dục của quốc gia, đất nước mình. Một trong những câu nói nổi tiếng khắp thế giới của Lê- nin đó là “Học, học nữa, học mãi”.

    Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

    Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê- nin nhằm đề cao vai trò của việc học. Câu nói tuy ngắn gọn, tưởng chừng như bị lặp lại nghĩa nhưng lại vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được tư tưởng, tầm nhìn lớn của một vị lãnh tụ tài ba. “Học” là hoạt động tiếp nhận tri thức của học sinh nhằm hoàn thiện hệ thống nhân cách cũng như hệ thống tri thức, cơ sở để trở thành những con người có ích cho đất nước, cho dân tộc bằng những cống hiến, những tài năng đích thực của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp của hoạt động học, xét trong phạm vi của nhà trường. Tuy nhiên, câu nói của Lê- nin hoàn toàn không có chủ ngữ, không hề đề cập đến bất cứ đối tượng cụ thể nào. Cũng vì vậy mà phạm vi đối tượng của câu nói được mở ra vô tận.

    Theo câu nói của Lê- nin, hoạt động học không chỉ là hoạt động của những người học sinh, những cô cậu học trò ngồi trên ghế nhà trường , mà bao gồm tất cả các đối tượng trong một dân tộc, đất nước, không hề phân biệt tuổi tác, già trẻ, gái trai. Nghĩa là ở bất kể độ tuổi nào, hoạt động học vẫn là cần thiết, những tri thức mới tiếp nhận được không bao giờ là thừa. Trong thế giới rộng lớn, bao la này, nguồn tri thức là vô tận mà dù có dùng cả cuộc đời để học hỏi, tìm tòi thì chưa chắc con người đã có thể tiếp nhận được hết. Bởi tri thức là vô hạn mà sự nhận thức của con người lại có hạn. Vì vậy, không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
    Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,… hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,… Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.

    Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: ‘Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời’ hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: ‘đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng’. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

    Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

    Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
    Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ‘ Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu’.

    Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,… Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

    Qua đó, ta thấy được câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê- nin có ý nghĩa vô cùng to lớn, là một lời khuyên chân thành, hữu ích cho thế hệ tương lai của đất nước. Câu nói này có ý nghĩa toàn cầu, với tất cả các quốc gia chứ không chỉ riêng bất cứ quốc gia nào. Đất nước muốn phát triển thì cần coi trọng công tác giáo dục, muốn quốc gia sánh bước cùng năm châu bốn bể thì học là hoạt động không thể xem thường, phải học, học nữa, học mãi. Là thế hệ trẻ, em luôn  ý thức trách nhiệm của mình, em hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Bình luận
  2. Học mãi mãi, học suốt đời, học ko ngừng nghỉ, học mọi nơi, … câu nói nổi tiếng của Lênin khuyên chúng ta ph siêng năng, chăm chỉ học tập, ph ko ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại để có cho mik vốn học thức sâu rộng và uyên thâm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nc và quê hương văn minh giàu đẹp.

    Cho mik xin ctlhn ạ!

    #kan

    Bình luận

Viết một bình luận