Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du của tác phẩm Truyện Kiều.( Ko sao chép mạng, phải tự làm)
Mọi người ơi giúp em với em cần gấp
Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du của tác phẩm Truyện Kiều.( Ko sao chép mạng, phải tự làm)
Mọi người ơi giúp em với em cần gấp
1. Thời đại:
Đại thi hào Nguyễn Du sinh ra trong thời đại có nhiều biến động dữ dội (Cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX). Xã hội phong kiến Việt Nam đã đi đến hồi kết của sự khủng hoảng:
– Vua quan tranh giành quyền lợi, chém giết lẫn nhau, có đến ba lần thay đổi triều đại: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đời sống nhân dân đói khổ lầm than
=> Những chấn động về bối cảnh lịch sử đã tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến cuộc đời cũng như đến suy nghĩ, cái nhìn mới của ông về xã hội, cuộc đời, số phận con người. “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Truyện Kiều)
2. Gia tộc:
Dòng họ nổi tiếng với nhiều đời đỗ đạt cao và làm quan to, có truyền thống viết sách, viết văn chương “Bao giờ ngàn Hống hết cây / Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.
– Cha: Nguyễn Nghiễm, làm chức tể tướng dưới thời Lê có bề dày tri thức cùng sự từng trải, phong cách lịch lãm và nghiêm cẩn. Ông có ý thức gây dựng cho con cháu một nếp sống văn hóa và tình yêu văn chương hiếm có -> Đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng về nhân cách con người cũng như học vấn văn chương của Nguyễn Du
– Mẹ: Trần Thị Tần – vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm sinh ra tại xứ Kinh Bắc vùng quê quan họ. Bà là một phụ nữ nết na nổi tiếng thông minh xinh đẹp và hát hay -> Từ bé Nguyễn Du đã được nghe những câu hát dân ca của mẹ. Điều đó góp phần to lớn vào việc nuôi dưỡng, nâng đỡ tư chất tài tử trong ông.
– Anh trai Nguyễn Khản là một vị quan đồng thời kiêm cả chức văn lẫn võ trong phủ Chúa. Là người tài hoa và phong lưu rất mực, vừa giỏi thơ nôm, vừa có tài hội họa nên được vua quan trong triều trọng vọng.
Ø Nguyễn Du được đắm mình trong bầu không khí truyền thống văn hóa, thơ ca nghệ thuật của gia đình từ nhỏ. Vì vậy đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để ươm mầm, phát triển tài năng của Nguyễn Du khiến ông trở thành một đại thi hào của dân tộc ta.
3. Cuộc đời:
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê gốc tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An. C ó thể chia cuộc đời ông thành 3 giai đoạn:
* Thời thơ ấu sống trong vàng son nhung lụa (1765-1780)
– Năm 1776 Nguyễn Nghiễm mất, lúc đó Nguyễn Du mới lên 11 tuổi. Năm 1778, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi mất.
– Nguyễn Du mồ côi cha mẹ, sống với gia đình quan tể tướng tại Tiên Điền, cuộc sống giàu sang nhung lụa
* 10 năm biến cố lưu lạc (1780-1802)
– Vụ án năm Canh Tý 1780 khiến Nguyễn Khản bị hạ gục
– Năm 1784 sự kiện “Kiêu binh nổi loạn” mở ra tháng ngày cô đơn cùng cực của Nguyễn Du, đói không cơm ăn, rét không có áo mặc.
* Năm tháng ra làm quan (1802-1820)
– Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn và được trọng dụng
– Năm 1813 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc
– Năm 1820 vua Gia Long qua đời cử Nguyễn Du làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang nhưng chưa kịp thì ông bệnh nặng không thể qua khỏi.
=> Cuộc đời Nguyễn Du là những thăng trầm cả trong hoàn cảnh lẫn tư tưởng khiến cho ông có mắt nhìn hiện thực đầy sâu sắc và thấu đáo, có tấm lòng vô cùng nhạy cảm và bao dung.
4. Tư tưởng
* Về tư tưởng xã hội
– Ông luôn một lòng hướng về quê nhà, luôn nhớ đến những năm tháng vàng son của gia tộc mình và của triều đại nhà Lê. Khi đi qua dinh cũ, chứng kiến cảnh tiêu điều xơ xác lòng ông đau xót, tiếc thương vô cùng.
– Con đường làm quan của Nguyễn Du hanh thông nhưng ông không mặn mà, luôn mong muốn được từ chức về quê. Tuy làm quan to dưới triều Nguyễn, nhưng Nguyễn Du chẳng lấy làm vui mà lại thêm buồn. Ông vừa buồn vì thời thế đã thay đổi, vừa buồn cho thân phận mình phải lận đận chốn xa quê sống cảnh “chim lồng cá chậu”.
– Nguyễn Du mang trong mình tấm lòng nhân hậu, ông luôn hướng tình yêu thương sâu sắc đến số phận con người nhỏ bé cơ cực, giành sự đồng cảm xót thương đến những con người tài hoa bạc mệnh mà hơn cả là những thân phận má hồng truân chuyên.
* Về tư tưởng triết học: Ở Nguyễn Du người ta tìm thấy cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng của ông.
– Ảnh hưởng của Nho giáo:
Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, sự du nhập của văn hóa đô thị và tư tưởng thị dân khiến Nho giáo cuối thế kỉ XVIII không còn khả năng chi phối mạnh mẽ như trước, nhiều khuôn mẫu chuẩn mực dần bị phá vỡ thành từng mảng. Tuy nhiên Nho giáo vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định và Nguyễn Du vẫn được coi như là nhà Nho chính thống, được xếp vào hàng nhà Nho tài tử.
+ Đặt con người vào trong mối quan hệ tam cương ngũ thường. Ông vẫn luôn đau đáu một lòng trung hiếu với vua Lê, mong được phụng sự phò tá giúp vua cứu nước nhưng tiếc rằng thời thế đã xoay vần, biến đổi ( Thanh Hiên thi tập)
+ Coi chữ Hiếu là nhân tố đạo đức quan trọng hàng đầu đồng thời cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người con trong gia đình ( Truyện Kiều )
+ Tư tưởng Thiên mệnh với niềm tin tuyệt đối vào sự sắp đặt, định đoạt số phận của ông Trời, là đấng tối cao trong việc trông nom hành vi và đức hạnh của con người.
– Ảnh hưởng của Phật giáo
+ Tin vào thuyết luân hồi nhân quả, cho rằng căn nguyên nỗi khổ đau con người phải gánh chịu ở kiếp này là do tội lỗi, nghiệp chướng từ kiếp trước gây nên
+ Chủ trương tu tâm để thoát khỏi vòng luân hồi, tái sinh (Văn tế thập loại chúng sinh)
– Ảnh hưởng của Lão giáo: Cuộc đời vô thường không màng danh lợi, vinh hoa phú quý chỉ mong muốn một cuộc sống ẩn dật an nhàn: “…Vinh hoa như áo gấm đi đêm, chỉ là ảo ảnh ngoài thân/ Danh lợi như bóng mây buổi sáng, đổi khác ngay trước mắt…” (Đại tác cửu thú tư quy)
Gửi bn tài liệu của mk nha.Cho mk xin ctlhn