Đây nguyên là phần đất các thôn sau (tính từ đông sang tây): Hàm Châu thuộc tổng Hậu Nghiêm, Vũ Thạch Hạ thuộc tổng Tả Nghiêm, Nam Phụ và Nam Hưng thuộc tổng Tiền Nghiêm. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Hàm Châu một phần nhập với thôn Hàm Khánh, phần còn lại hợp với phần hồ Hữu vọng mới lấp thành thôn mới là Vọng Đức, vẫn thuộc tổng Thanh Nhàn (tên mới của tổng Hậu Nghiêm). Thông Nam Phụ thì nhập với Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh (tổng Tiền Nghiêm cũng đổi ra thành Vĩnh Xương). Do nằm trong quy hoạch“khu phố Tây”nên phố Lý Thường Kiệt là một trong những phố mở mang sớm nhất. Năm 1898, toàn quyền Đu-me (Doumer)đã cho xây tại phố này trụ sở của“Phái đoàn khảo cổ thường trực”để nghiên cứu về Á Đông. Tới năm 1900 đổi tên làTrường Viễn Đông bác cổcủa Pháp mà dân chúng quen gọi là trường Bắc Cổ. Nay là Thư biện Khoa học trung ương, số nhà 26.
Thời Pháp thuộc, trước năm 1905 có tên là đại lộ Carô (boulevard Carreau). Năm 1945 đổi thành phố Lý Thường Kiệt. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyen tên này.
Nay thuộc các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.
Lý Thường Kiệtsinh năm 1036 là người phường Thái Hòa, tức khu vực núi Cung giữa cánh đồng thôn Vĩnh Phúc, gần đường Hoàng Hoa Thám ngày nay. Gần đây có một số tài liệu như sách“Lý Thường Kiệt”của Hoàng Xuân Hãn hoặc bài thông báo của Vũ Tuấn Sán trên tạp chíNghiên cứu lịch sửsố 75 cho biết cụ thể thêm rằng Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019, người phường Yên Xá, ở trên bãi sông Hồng. Cha làm một chức quan nhỏ thời Lý Thái Tông, chết ở Thanh Hóa năm 1032. Mẹ họ Hàn, chết sau đó 5 năm. Ngô Tuấn ban đầu làm kỵ mã hiệu úy, chức quan nhỏ về kỵ binh. Năm 23 tuổi làm thị về hầu Lý Thánh Tông. Chỉ trong 12 năm, ông nổi tiếng là người tài giỏi, quán xuyến mọi việc cung đình. Được vua ban quốc tính, nên mới có tên là Lý Thường Kiệt (chàng họ Lý luôn luôn là hào kiệt). Sang đời Nhân Tông, ông cùng Lý Đạo Thành giúp vua trẻ xây dựng nước Đại Việt thành một quốc gia phong kiến cường thịnh.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XI, nhà Tống chuẩn b ị xâm lược nước ta. Chúng tập trung binh lực ở Ung Châu (Nam Ninh – Quảng Tây) và các cửa bể Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông). Trước nguy cơ đó, Lý Thường Kiệt thấy không thể bị động chờ giặc đến mà phải chủ động tiến công phá bỏ các cứ điểm xuất phát. Và ngày 27/10/1075, ông cùng tông Đản đem 10 vạn quân sang công phá ba địa điểm trên, thắng lợi rực rỡ.
Ngoài ra, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân ta còn hai lần đánh thắng bọn phong kiến Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam, một lần vào năm 1069, và một lần vào năm 1104 (lúc này ông đã 85 tuổi).
phố lý thường kiệt ở quận hoàn kiếm
phố trần hưng đạo ở quận hòan kiếm
Đây nguyên là phần đất các thôn sau (tính từ đông sang tây): Hàm Châu thuộc tổng Hậu Nghiêm, Vũ Thạch Hạ thuộc tổng Tả Nghiêm, Nam Phụ và Nam Hưng thuộc tổng Tiền Nghiêm. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Hàm Châu một phần nhập với thôn Hàm Khánh, phần còn lại hợp với phần hồ Hữu vọng mới lấp thành thôn mới là Vọng Đức, vẫn thuộc tổng Thanh Nhàn (tên mới của tổng Hậu Nghiêm). Thông Nam Phụ thì nhập với Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh (tổng Tiền Nghiêm cũng đổi ra thành Vĩnh Xương). Do nằm trong quy hoạch “khu phố Tây” nên phố Lý Thường Kiệt là một trong những phố mở mang sớm nhất. Năm 1898, toàn quyền Đu-me (Doumer) đã cho xây tại phố này trụ sở của “Phái đoàn khảo cổ thường trực” để nghiên cứu về Á Đông. Tới năm 1900 đổi tên là Trường Viễn Đông bác cổ của Pháp mà dân chúng quen gọi là trường Bắc Cổ. Nay là Thư biện Khoa học trung ương, số nhà 26.
Thời Pháp thuộc, trước năm 1905 có tên là đại lộ Carô (boulevard Carreau). Năm 1945 đổi thành phố Lý Thường Kiệt. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyen tên này.
Nay thuộc các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.
Lý Thường Kiệt sinh năm 1036 là người phường Thái Hòa, tức khu vực núi Cung giữa cánh đồng thôn Vĩnh Phúc, gần đường Hoàng Hoa Thám ngày nay. Gần đây có một số tài liệu như sách “Lý Thường Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn hoặc bài thông báo của Vũ Tuấn Sán trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 75 cho biết cụ thể thêm rằng Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019, người phường Yên Xá, ở trên bãi sông Hồng. Cha làm một chức quan nhỏ thời Lý Thái Tông, chết ở Thanh Hóa năm 1032. Mẹ họ Hàn, chết sau đó 5 năm. Ngô Tuấn ban đầu làm kỵ mã hiệu úy, chức quan nhỏ về kỵ binh. Năm 23 tuổi làm thị về hầu Lý Thánh Tông. Chỉ trong 12 năm, ông nổi tiếng là người tài giỏi, quán xuyến mọi việc cung đình. Được vua ban quốc tính, nên mới có tên là Lý Thường Kiệt (chàng họ Lý luôn luôn là hào kiệt). Sang đời Nhân Tông, ông cùng Lý Đạo Thành giúp vua trẻ xây dựng nước Đại Việt thành một quốc gia phong kiến cường thịnh.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XI, nhà Tống chuẩn b ị xâm lược nước ta. Chúng tập trung binh lực ở Ung Châu (Nam Ninh – Quảng Tây) và các cửa bể Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông). Trước nguy cơ đó, Lý Thường Kiệt thấy không thể bị động chờ giặc đến mà phải chủ động tiến công phá bỏ các cứ điểm xuất phát. Và ngày 27/10/1075, ông cùng tông Đản đem 10 vạn quân sang công phá ba địa điểm trên, thắng lợi rực rỡ.
Ngoài ra, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân ta còn hai lần đánh thắng bọn phong kiến Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam, một lần vào năm 1069, và một lần vào năm 1104 (lúc này ông đã 85 tuổi).