Hãy kể lại cuộc sống người dân quê em sau mùa lụt vừa qua.
không chép mạng nha
0 bình luận về “Hãy kể lại cuộc sống người dân quê em sau mùa lụt vừa qua.
không chép mạng nha”
Bài làm
Cảm xúc về miền Trung ruột thịt trong những ngày tháng 10 này lại nổi lên trong lòng người – vì bão lụt lại hoành hành người dân nơi đây. Trên 100 người chết do bão lũ, rồi nhà cửa, tài sản người dân ngập sâu trong nước hoặc trôi mất. Nước mắt người dân đã đổ và như thường lệ, tình người, sự san sẻ nỗi khổ niềm đau do tai ương của người miền Trung lại trỗi dậy trong lòng người dân cả nước.
Rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra kêu gọi, vận động hướng về miền Trung, tạo nên một hiệu ứng tốt đẹp, dù cả nước cũng vừa trải qua 9 tháng căng thẳng vì dịch bệnh Covid-19.
Tinh thần “lá lành đùm lá rách”, bầu bí thương nhau của người dân Việt lại thấm đẫm khi đồng bào gặp tai ương. Vì tất cả đều hiểu, mình không thể có hạnh phúc trọn vẹn khi người dân quê mình đang gánh chịu nỗi đau, mất mát.
Mỗi người trong dòng chảy cuộc sống là một mắt xích, ảnh hưởng qua lại. Trong một đất nước, nếu một vùng miền bị tang thương thì cả dân tộc cũng đau đớn, cũng như một con người nếu bộ phận nào đó bị bệnh thì cơ thể cũng khó an. Do vậy, việc mở lòng chia sẻ vừa là lòng thương còn là góp tay giữ gìn niềm an vui nơi mỗi người một cách thiết thực.
Tất nhiên, không phải ai cũng làm được việc vận động từ thiện, đôi khi vì thiếu uy tín, hoặc vì không có cộng đồng đủ lớn để kết nối cho việc chia sẻ đó.
Trong những việc tốt đẹp như thế này, những người nổi tiếng là những người có khả năng truyền cảm hứng, khơi gợi tinh thần tự nguyện nơi cộng đồng dễ hơn. Bởi lẽ trước đó họ đã được yêu mến. Và họ càng được yêu mến hơn khi bước ra khỏi bức màn nhung của mình để đến gần hơn với người dân cùng khổ.
Hình ảnh cô ca sĩ Thủy Tiên vượt mưa gió, đi trong mùa lụt ở các tỉnh miền Trung, đến từng nhà, gặp từng người để trao quà, trao tiền giúp họ trong thắt ngặt đã tạo nên cảm xúc tốt đẹp trong lòng người như thế. Vốn đã được yêu mến vì giọng hát, Thủy Tiên trở thành “cô tiên” trong hành trình thiện nguyện.
Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên tivi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2016 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.
Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm tôn của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !
Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.
Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!
Bài làm
Cảm xúc về miền Trung ruột thịt trong những ngày tháng 10 này lại nổi lên trong lòng người – vì bão lụt lại hoành hành người dân nơi đây. Trên 100 người chết do bão lũ, rồi nhà cửa, tài sản người dân ngập sâu trong nước hoặc trôi mất. Nước mắt người dân đã đổ và như thường lệ, tình người, sự san sẻ nỗi khổ niềm đau do tai ương của người miền Trung lại trỗi dậy trong lòng người dân cả nước.
Rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra kêu gọi, vận động hướng về miền Trung, tạo nên một hiệu ứng tốt đẹp, dù cả nước cũng vừa trải qua 9 tháng căng thẳng vì dịch bệnh Covid-19.
Tinh thần “lá lành đùm lá rách”, bầu bí thương nhau của người dân Việt lại thấm đẫm khi đồng bào gặp tai ương. Vì tất cả đều hiểu, mình không thể có hạnh phúc trọn vẹn khi người dân quê mình đang gánh chịu nỗi đau, mất mát.
Mỗi người trong dòng chảy cuộc sống là một mắt xích, ảnh hưởng qua lại. Trong một đất nước, nếu một vùng miền bị tang thương thì cả dân tộc cũng đau đớn, cũng như một con người nếu bộ phận nào đó bị bệnh thì cơ thể cũng khó an. Do vậy, việc mở lòng chia sẻ vừa là lòng thương còn là góp tay giữ gìn niềm an vui nơi mỗi người một cách thiết thực.
Tất nhiên, không phải ai cũng làm được việc vận động từ thiện, đôi khi vì thiếu uy tín, hoặc vì không có cộng đồng đủ lớn để kết nối cho việc chia sẻ đó.
Trong những việc tốt đẹp như thế này, những người nổi tiếng là những người có khả năng truyền cảm hứng, khơi gợi tinh thần tự nguyện nơi cộng đồng dễ hơn. Bởi lẽ trước đó họ đã được yêu mến. Và họ càng được yêu mến hơn khi bước ra khỏi bức màn nhung của mình để đến gần hơn với người dân cùng khổ.
Hình ảnh cô ca sĩ Thủy Tiên vượt mưa gió, đi trong mùa lụt ở các tỉnh miền Trung, đến từng nhà, gặp từng người để trao quà, trao tiền giúp họ trong thắt ngặt đã tạo nên cảm xúc tốt đẹp trong lòng người như thế. Vốn đã được yêu mến vì giọng hát, Thủy Tiên trở thành “cô tiên” trong hành trình thiện nguyện.
#xin hay nhất ạ! mình đang cần gấp !
Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên tivi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2016 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.
Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm tôn của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !
Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.
Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!
Hok Tốt!!!!!