Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực

Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực

0 bình luận về “Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực”

  1. Vào đời vua Trần Nhân Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm diều để chơi.

    Khi lên sáu, chú được ông thầy trong làng dạy học. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu nhớ đến đó, học đến đâu hiểu đến đó. Chú còn học thuộc được cả hai mươi trang giấy mà vẫn có thời gian để đi thả diều. Em ngưỡng mộ chú quá!

    Rồi vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu nhưng vẫn đứng bên ngoài lớp nghe giảng nhờ. Đến tối, chú đợi bạn học thuộc bài rồi mới mượn bạn sách để học. Ai cũng biết đã học thì phải có đèn, có sách, có bàn . Nhưng bàn của chú là lưng trâu, nền cát, bút là mảnh gạch vỡ hoặc ngón tay, đèn là quả trứng thả đom đóm vào trong. Bận học, bận làm thế mà cánh diều chú vẫn bay cao vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn đưa cho thầy chấm hộ. Bài của chú văn hay chữ tốt , vượt xa cả các học trò của thầy.

    Một hôm vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên khi mới mười ba tuổi- Trạng Nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

    Trạng Nguyên Nguyễn Hiền thật đáng ngưỡng mộ, tuy nhà nghèo mà vẫn đỗ Trạng Nguyên. Người Việt Nam thật tự hào khi có một thần đồng như Nguyễn Hiền!

    @yin

    @no copy

    #xin ctlhn

    Bình luận
  2. Nhắc đến những bài nhạc cổ điển phức tạp với giai điệu cuốn hút là nhắc đến thiên tài Beethoven, người đã để lại hàng trăm tác phẩm âm nhạc nổi tiếng cho nhân loại. Nhưng ít ai biết rằng, ông bị khiếm thính sau trận ốm thuở ấu thơ.

    Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Sau một trận ốm, thính giác của ông ngày một suy yếu và cuối cùng, ông không thể nghe được nữa. Vượt lên số phận, ông tiếp tục tập luyện đàn và đã trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại. Người thầy dạy ông những nốt nhạc đầu tiên chính là cha ruột, một nhạc sĩ đứng tuổi không thành công. Năm 17 tuổi, ông mất mẹ, không lâu sau thì cha qua đời. Đã có những lúc, cậu thiếu niên phải sống dựa vào tiền trợ cấp ít ỏi, một mình gánh vác trách nhiệm nuôi hai người em. Hơn nữa, ông còn bị đánh đập, áp đặt bởi người cha nghiện rượu. Nhưng vì ý chí quyết tâm và nghị lực siêu phàm, cậu bé Beethoven đã tìm cách ghi nhớ âm điệu các phím đàn qua sự mô tả, tiếp tích theo thầy dạy đàn. Chẳng bấy lâu sau, cậu bé phụ tá chơi piano trong nhà thờ đã trở thành nghệ sĩ đại dương cầm trong dàn nhạc Hoàng gia

    Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng, là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau. Khắp nơi trên thế giới đều kính trọng nghị lực và quyết tâm của ông, một người không nghe được âm thanh lại trở thành nhà soạn nhạc huyền thoại.

    cho mình xin hay nhất

    Bình luận

Viết một bình luận