Hãy kể về một hành động đáng phê phán mà em đã bắt gặp

Hãy kể về một hành động đáng phê phán mà em đã bắt gặp

0 bình luận về “Hãy kể về một hành động đáng phê phán mà em đã bắt gặp”

  1. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.  Câu nói trên đã đề cao vai trò của tình thương. Con người sống ở một nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên cũng không thể nào ngăn cản được tình yêu của con ngươi. Tình thương giúp con người trở nên tốt đẹp hơn, có thể cảm hóa được trái tim của mõi người. Thế nhưng trong xã hội ngày càng phát triển và sự đi lên của đồng tiên fđã khiến cho con người dần trở nên vô cảm hơn bao giờ hết. Câu chuyện tôi gặp trên đường ngày hôm nay chính là một ví dụ minh chứng.

       Sau những tiết học căng thẳng, tôi tung tăng trên đường về nhà vì cuối cùn mình cungc được chơi đùa, nghỉ ngơi. Đang đi thì tôi bỗng gặp một bà cụ đứng ở bên vỉa hè loay hoay không biết làm cách nào để qua đường do quá nhiều ô tô to. Bà trông cũng đã có tuổi rồi, mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hiện lên lo lắng. Tôi liền tiến lại gần và hỏi chuyện bà mới biết, thì ra bà đã đứng đây khá lâu rồi những không dám qua đường vì sợ, bình thường bà hay đi vào tầm không đông xe nên có thể sang được. Tôi nhìn xung quanh, nơi này có rất nhiều người đi lại, có những người tầm tuổi tôi, có nhưunxg anh chị sinh viên, thậm chí là có cả rất nhiều người lớn, nhưng ai cũng đi qua với một gương mặt không cảm xúc, hay là thì thầm nói chuyện với nhau mà không để ý ở đây có một người cần giúp đỡ. Tôi thàm nghĩ trong lòng rằng con người ngày càng vô tâm, vô cảm trước những khó khăn của người khác đến thế hay sao. Dường như, họ đang sống theo quan niệm: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, ích kỉ, chỉ biết bản thân. Con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức vốn có của con người. Tôi thấy rất buồn vì tất cả nhưunxg điều tôi được dạy suốt bao năm qua đang bị phai mòn theo thời gian bởi sự hủy diệt của bàn tay con người. Lúc đó sau khi dắt bà qua đường, tôi đã cảm thấy rất vui. Vậy tại sao một việc làm nhỏ nhặt đem lại niềm vui cho cả hai người thì lại càng bị hạn chế. Đây cũng được coi như một hồi chuông cảnh báo về sự xuống dốc về phẩm chất của con người trong xã hội ngày nay.

      Sự vô cảm có những tác hại thật to lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội. Bản thân mỗi chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức sống đúng chuẩn mực của con người. Hãy biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái để hoàn thiện nhân ccahs bản thân và xây dựng xã hội.

    Bình luận
  2. Thời gian gần đây, cổng trường tôi xuất hiện một người ăn xin. Vẻ mặt thiểu não, bộ dạng nhếch nhác, ngồi lê dưới đất, ông ngửa chiếc mũ đen đúa để chờ xin sự bố thí của tụi học sinh chúng tôi. Thấy các bạn cho tiền, tôi và Giang bảo nhau: “Mai chúng mình không ăn sáng nữa, để tiền cho ông ấy nhé. Trông ông ấy khổ thật”.

    Sáng hôm sau, hai chúng tôi đưa biếu ông 10 nghìn đồng. Đưa xong, tôi khẽ hỏi: “Ông ơi, ông không có nhà cửa, con cái sao ông?”. Ông trả lời chúng tôi trong tiếng nghẹn ngào khiến chúng tôi cũng thấy cay cay nơi sống mũi, ông nói: “Ông có nhà, có con nhưng vì con ông bị ảnh hưởng chất độc da cam nên không đi lại được, mẹ nó đã chết vì tai nạn giao thông nên ông mới phải đi ngửa tay xin thế này, cơ cực lắm các cháu ạ”. Câu chuyện đang dang dở thì trống vào lớp, hai đứa chúng tôi miễn cưỡng đứng lên. Vào lớp rồi mà tôi vẫn quanh quẩn nghĩ ngợi về câu chuyện vừa nghe. Tôi hình dung ra đủ mọi khó khăn nghèo túng của một gia cảnh đáng thương.

    Khi về nhà, tôi đem câu chuyện này kể cho bố mẹ tôi nghe. Nghe xong, bố tôi bảo: “Chắc gì đã là sự thật, bây giờ nhiều người ăn xin giả vờ lắm, không tinh ý dễ bị lừa đấy con ạ”. Tôi xịu mặt thất vọng và thầm nghĩ trong bụng: “Đúng là người lớn, vừa cứng rắn vừa hay đa nghi! Tưởng đâu bố mẹ sẽ cho mình chút tiền giúp ông lão đáng thương”. Tôi buồn, thở dài và quay vào bàn học.

    Sáng hôm sau, khi đứng chờ Giang cùng đi học, tôi đã cầm sẵn phần tiền quà sáng trong tay và tự nhủ mình sẽ nhịn ăn sáng cả tháng để biếu ông ăn xin nọ. Nhưng từ xa, tôi thấy Giang đi rất vội như đang muốn nói chuyện gì với tôi. Gặp nhau, Giang nói vội vàng trong tiếng thở hổn hển: “Cậu biết không? Ông ăn mày ở cổng trường mình chính là người ở trong ngõ chợ đấy. Bác tớ bảo nhà ông ấy ở ngay cạnh nhà bác tớ. Ông ấy có con cái tử tế, nhà cửa đàng hoàng, nhưng ông ấy nghiện lô đề lắm, con cái biếu gì cũng đem bán lấy tiền chơi lô đề. Nói mãi không được, bây giờ họ chỉ lo cho ăn uống mà không biếu tiền nữa. Ông ấy chiều nào cũng ghi trăm hơn trăm ngót tiền đề đấy. Chính vì thế, nên phải đi ăn xin để kiếm tiền, toàn phải đi xa, không dám loanh quanh khu ngõ chợ, sợ người quen biết mặt…”. Nghe thế, tôi thấy nổi da gà và thầm tự trách mình đã vội vàng nghĩ sai về bố mẹ.

    Thật đáng sợ, chỉ vì ham mê cờ bạc mà ông ấy dám bịa ra một “kịch bản” để lợi dụng lòng tốt của bọn trẻ con chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng nhịn quà sáng, ngồi học chay tới 5 tiếng đồng hồ để dành tiền cho ông. Thật là uổng phí! Mong sao đừng ai “bày đặt” số phận mình để lợi dụng lòng thương yêu của người khác như ông lão ăn xin ở cổng trường học của chúng tôi nữa.

    Bình luận

Viết một bình luận