Hãy làm rõ sự đoàn kết của quân dân 3 nước Lào,CampuChia,Việt Nam trong cuộc khác chiến chống pháp xâm lược cuối TK XIX đầu TK XX?

By Elliana

Hãy làm rõ sự đoàn kết của quân dân 3 nước Lào,CampuChia,Việt Nam trong cuộc khác chiến chống pháp xâm lược cuối TK XIX đầu TK XX?

0 bình luận về “Hãy làm rõ sự đoàn kết của quân dân 3 nước Lào,CampuChia,Việt Nam trong cuộc khác chiến chống pháp xâm lược cuối TK XIX đầu TK XX?”

  1. Trong khi cách mạng ba nước Ðông Dương đang phát triển sôi động, thì vào tháng 2-1951, tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Ðại hội đại biểu lần thứ II Ðảng Cộng sản Ðông Dương được triệu tập. Ðại hội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng, trong đó đề cập đến sự đoàn kết và phối hợp đấu tranh giữa ba nước. Nhấn mạnh tình đoàn kết chiến đấu keo sơn của nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và Cam-pu-chia, trong Chính cương Ðảng Lao động Việt Nam ghi rõ ở điểm 12: “1. Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với hai dân tộc Miên, Lào và hết sức giúp đỡ hai dân tộc ấy cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng cho tất cả các dân tộc Ðông Dương. 2. Nhân dân Việt Nam đứng trên lập trường lợi ích chung mà hợp tác lâu dài với hai dân tộc Miên, Lào trong kháng chiến và sau kháng chiến” (2).

    Bước sang năm 1953, thực tế chiến trường đã có nhiều thay đổi, lực lượng kháng chiến của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia lớn mạnh vượt bậc. Nhằm đập tan âm mưu càn quét và đánh phá vào các cơ sở kháng chiến của Lào, đồng thời giải tỏa sự kiềm chế của địch đối với vùng tự do của Việt Nam, ngày 3-2-1953, Chính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ Việt Nam quyết định cùng phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào. Ðây là lần đầu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chúng ta đưa bộ đội chủ lực sang Lào chiến đấu dài ngày. Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ tác chiến tại Mặt trận Thượng Lào ngày 3-4-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” (3). Chiến dịch Thượng Lào diễn ra từ ngày 13-4 đến ngày 14-5-1953. Với tinh thần đoàn kết hữu nghị, Liên quân Lào – Việt được nhân dân các bộ tộc Lào đùm bọc, che chở, hết lòng giúp đỡ về mọi mặt, đã chiến đấu anh dũng và giành thắng lợi vang dội. Diệt 2.800 tên địch, bằng 1/5 tổng số binh lực của chúng ở Lào, giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phông-xa-lỳ với hơn 30 vạn dân. Tại lễ mừng chiến thắng tổ chức trọng thể ở Sầm Nưa ngày 19-4-1953, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông khẳng định: “Sầm Nưa giải phóng là kết quả của tình đoàn kết anh em giữa hai nước Lào – Việt, của sự giúp đỡ không điều kiện của Quân đội nhân dân Việt Nam, của Chính phủ Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo” (4). Thắng lợi của Liên quân Lào – Việt ở Thượng Lào còn là sự khởi đầu và cũng là sự chuẩn bị cần thiết để quân và dân ba nước Ðông Dương bước vào những trận chiến đấu lớn với địch trong những năm cuối của cuộc kháng chiến.

    Với quyết tâm đánh bại kế hoạch Na-va của địch, cuối tháng 9 đầu tháng 10-1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Ðảng đã họp và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953-1954. Bộ Chính trị xác định phương châm chiến lược là: Tập trung lực lượng mở những đòn tiến công lớn vào những hướng chiến lược quan trọng ở Tây Bắc, Tây Nguyên, phối hợp với các chiến trường bạn ở Trung, Hạ Lào và Ðông Bắc Cam-pu-chia, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh hoạt động ở các chiến trường sau lưng địch.

    Về sự phối hợp chiến đấu của liên minh chiến đấu Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, trong Báo cáo về chủ trương tác chiến trong Ðông Xuân 1953 – 1954 gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp nêu rõ: “Ðặc điểm của hoạt động Ðông Xuân là bao gồm chiến trường toàn quốc và Việt – Miên – Lào, chứ không phải hạn chế trên một chiến trường nào(5). Ngày 20-12-1953, Ðề án quân sự của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định: “Tăng cường chiến tranh du kích ở địch hậu, tăng cường hoạt động ở các chiến trường và Lào – Miên, buộc địch phải phân tán lực lượng và do đó lâm vào bị động” (6). Trong mối quan hệ giữa chiến trường ba nước, Tổng Quân ủy xác định: “Chiến trường miền nam bao gồm Liên khu V và Nam Bộ, đứng về địa lý và quân sự mà nói thì có quan hệ mật thiết với chiến trường Cao Miên và miền Hạ Lào…” (7).

    Ngày 10-12-1953, các đơn vị chủ lực của ta tiến công địch ở Lai Châu, mở đầu cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 – 1954. Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn Lai Châu. Ðể ứng phó với tình hình ngày càng bất lợi, trong ba ngày từ 20 đến 22-11-1953, Pháp đã cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống Ðiện Biên Phủ, tăng cường lực lượng xây dựng Ðiện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Ðông Dương với mục đích bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào và tiêu diệt chủ lực Việt Nam.

    Tiếp tục chủ trương phối hợp chiến đấu giữa các chiến trường, cuối tháng 11-1953, hai Chính phủ Việt Nam và Lào đã thống nhất mở chiến dịch tiến công quân Pháp trên hướng Trung – Hạ Lào để phá thế tập trung quân của Na-va ở đồng bằng Bắc Bộ, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng Trung – Hạ Lào, xây dựng cơ sở kháng chiến, đánh thông hành lang chiến lược Bắc – Nam, phá vỡ “tuyến cấm” Trung Ðông Dương, phối hợp chặt chẽ với các chiến trường khác giành thắng lợi lớn trong Ðông Xuân 1953 – 1954.

    Ngày 21-12-1953, các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào tiến công địch ở Trung Lào, sau ba ngày chiến đấu đã tiêu diệt ba tiểu đoàn Âu Phi cơ động và một tiểu đoàn pháo binh của địch. Thắng lợi của chiến dịch Trung Lào đã mở rộng vùng giải phóng từ nam, bắc đường số 9 xuống đến đông Xa-vẳn-na-khệt, vô hiệu hóa đường số 12, cắt đứt đường số 9, buộc địch phải trong tình thế “Ðông Dương bị cắt làm đôi”.

    Trên hướng Hạ Lào, ngày 5-1-1954, Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 quân chủ lực Việt Nam phối hợp với quân và dân Hạ Lào tiến công địch ở nhiều nơi. Ngày 2-2-1954 tiến công tiêu diệt đồn Pui, thị xã Át-ta-pư. Ngày 4-2 đã tiêu diệt, làm tan rã các lực lượng ở các tiểu khu Át-ta-pư, Pắc-xông và các vị trí phòng thủ bên ngoài tiểu khu Sa-ra-văn. Lúc này, Trung đoàn 101 sau khi hoàn thành nhiệm vụ tác chiến ở Trung Lào đã tiến xuống đánh địch ở Hạ Lào. Tính đến tháng 3-1954, ở mặt trận Hạ Lào, Liên quân Lào – Việt đã chiến đấu tổng cộng 12 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 3.000 tên địch, giải phóng toàn bộ Át-ta-pư, gần hết cao nguyên Bô-lô-ven và hơn nửa phần đất đai hai tỉnh Sa-ra-văn và Chăm-pa-sắc. Chiến thắng ở Trung – Hạ Lào đã thực hiện được một yêu cầu chiến lược hàng đầu là buộc Na-va phải tiếp tục phân tán khối cơ động chiến lược của chúng, góp phần làm giảm khối chủ lực của địch trên chiến trường Bắc Bộ, nhất là đối với hướng chính ÐBP.

    Nhằm cô lập hơn nữa tập đoàn cứ điểm ÐBP, được sự giúp đỡ và phối hợp của quân và dân Lào, quân chủ lực Việt Nam đã mở cuộc tiến công vào phòng tuyến sông Nậm Hu của địch. Liên quân Lào – Việt đã đánh tiêu diệt quân địch ở Mường Khoa (31-1-1954), Mường Ngòi, Nậm Ngà (3-2-1954), giải phóng hoàn toàn tỉnh Phông-xa-lỳ (24-2-1954) và lưu vực sông Nậm Hu. Thất bại này khiến phòng tuyến sông Nậm Hu nối Thượng Lào với ÐBP của địch đã bị tan vỡ hoàn toàn.

    Tại chiến trường Cam-pu-chia, khi nhận được Chỉ thị phối hợp chiến đấu với chiến trường chính ÐBP, quân và dân Cam-pu-chia cùng với các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đẩy mạnh hoạt động đánh địch. Ở khu vực Tây Bắc, đầu tháng 4-1954, Ðại đội 160 quân tình nguyện Việt Nam đã tiến quân lên Kom-pong Chơ-năng hợp lực với Ðại đội 305 và dân quân du kích Cam-pu-chia hình thành Ban chỉ huy chung, tổ chức đánh địch trên đường Prây Khme tiêu diệt 2 xe bọc thép của địch. Ở chiến trường Ðông Bắc, cuối tháng 3-1954, Tiểu đoàn 136 thuộc Trung đoàn 101, Ðại đoàn 325 do Trung đoàn phó Lê Kích làm Tiểu đoàn trưởng đã phối hợp với các đơn vị bộ đội Cam-pu-chia tổ chức chặn đánh tiêu diệt một đại đội xe thiết giáp của địch trên tỉnh lộ 15. Ngày 1-4-1954, Tiểu đoàn 436 tiếp tục tiến công tiêu diệt các đồn bảo an, chiếm thị trấn Vơn-sai và phục kích diệt gần hết tiểu đoàn cơ động của Chiến đoàn GM51…

    Cùng thời gian này, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về việc phối hợp đánh địch với chiến trường cả nước và trên toàn Ðông Dương, đầu tháng 4-1954, toàn bộ Tiểu đoàn 302 – chủ lực Phân Liên khu miền Ðông được điều động sang chiến trường Cam-pu-chia làm nhiệm vụ giúp đỡ và phối hợp với bạn tác chiến, phát triển chiến tranh du kích, gây dựng cơ sở địa phương. Ngày 25-4-1954, Ðại đội 40 của Tiểu đoàn 302 đã tiêu diệt đồn An Sông (Prây-veng). Ngày 26-4, tiểu đoàn tiến công các đồn: Păng-càn-nhây, Kốt Cho, Tà Nốt… Trong quý II năm 1954, Tiểu đoàn 302 đã sát cánh cùng bộ đội và nhân dân Cam-pu-chia giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Ðông Bắc, sau đó đánh thẳng xuống Tây Ninh và Ðồng Tháp Mười của Việt Nam… Ðến tháng 6-1954, 3/5 đất đai miền Ðông Bắc Cam-pu-chia bao gồm các huyện: Vơn-sai, Siêm-pang, Bô-keo và Lom-phát được giải phóng. Những thắng lợi trên đây đã góp phần quan trọng đến việc ổn định nhanh chóng vùng mới giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị những đợt tiến công mới, phối hợp với chiến trường chính ÐBP giành thắng lợi quyết định.

    Ngày 13-3-1954, Việt Nam mở màn cuộc quyết chiến chiến lược ở ÐBP, cũng là mở đầu đợt ba của cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 – 1954 trên chiến trường Ðông Dương. Với tinh thần tất cả cho chiến dịch ÐBP, các cuộc chiến đấu phối hợp của quân dân Lào và Cam-pu-chia tiếp tục được đẩy mạnh, cùng “chia lửa” với chiến trường chính ÐBP. Quân dân Lào và Cam-pu-chia đã anh dũng chiến đấu, chặt đứt các con đường chiến lược của địch chi viện cho ÐBP, góp phần cô lập ÐBP, tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân Việt Nam giành thế chủ động tiến công địch. Ngày 7-5, tập đoàn cứ điểm ÐBP, “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của quân đội viễn chinh Pháp bị tiêu diệt.

    Ðược sự cổ vũ của Chiến thắng ÐBP, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào và Cam-pu-chia phối hợp với quân dân nước bạn tiếp tục tiến công địch ở khắp nơi, giành nhiều thắng lợi quan trọng. Trong lúc cuộc đấu đang diễn ra ác liệt với thắng lợi thuộc về liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia, thì ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Ðông Dương được ký kết. Tuy chưa phản ánh đầy đủ thắng lợi của quân dân ba nước do các nguyên nhân khác nhau song Hiệp định Giơ-ne-vơ đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

    Ðối với các dân tộc Ðông Dương, chiến thắng ÐBP không chỉ là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn “là thắng lợi của tình đoàn kết liên minh chiến đấu toàn diện giữa quân đội và nhân dân ba nước mà Việt Nam làm trụ cột” (8). Nói cách khác, Chiến thắng ÐBP không tách rời các cuộc tiến công phối hợp của quân và dân ba nước trên toàn chiến trường Ðông Dương.

    Trả lời

Viết một bình luận