Hãy nêu cách đánh giặc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu của dân tộc ta : Kháng chiến chống quân Tống ( 981 ) ; chống quân Tống ( 1075 – 1077 ) ; chống quân Mông – Nguyên ( 1258 – 1288)
Hãy nêu cách đánh giặc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu của dân tộc ta : Kháng chiến chống quân Tống ( 981 ) ; chống quân Tống ( 1075 – 1077 ) ; chống quân Mông – Nguyên ( 1258 – 1288)
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
* Hoàn cảnh: Lợi dụng tình hình nhà Đinh rối loạn quân Tống âm mưu xâm lược.
* Diễn biến:
– Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
– Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
– Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
– Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
* Kết quả:
– Quân Tống đại bại, nhiều tướng giặt bị giết và bắt sống.
– Cuộc kháng chiến chống Tông thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.
* Nguyên nhân thắng lợi:
– Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.
– Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa:
– Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
– Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
Diễn biến:
– Tháng 10 – 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.
+ Quân bộ tấn công Ung Châu.
+ Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy kho tàng của giặc.
– Quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu.
c. Kết quả:
– Quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.
d. Ý nghĩa:
– Giáng đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang.
– Phá thế chủ động của quân Tống.
GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077) 1.1. Kháng chiến bùng nổ
a. Chuẩn bị của nhà Lý:
– Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.
– Các tù trưởng miền núi cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng.
– Bố trí thủy binh đóng ở Đông Kênh để chặn thủy binh địch.
– Bố trí bộ binh dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt.
b. Diến biến:
– Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến đánh Đại Việt.
+ Quân bộ do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy.
+ Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.
– Tháng 1 – 1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.
– Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.
– Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.
1.2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
– Chờ không thấy thủy quân đến, quân Tống tìm cách vượt qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.
– Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía Bắc.
– Quân Tống phải chuyển sang phòng ngự.
– Đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch, bị bất ngờ quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn.
– Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.
* Ý nghĩa:
– Quân Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
– Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.
– Là một trong những trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.