Hãy nêu cảm nhận về tình cảm của con người dành cho đất nước qua 2 đoạn thơ sau: ” Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đ

Hãy nêu cảm nhận về tình cảm của con người dành cho đất nước qua 2 đoạn thơ sau:
” Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
( Mùa Xuân Nho Nhỏ – Thanh Hải)

” Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có trái tim”
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật )

0 bình luận về “Hãy nêu cảm nhận về tình cảm của con người dành cho đất nước qua 2 đoạn thơ sau: ” Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đ”

  1. Mùa xuân người cầm súng

    Lộc giắt đầy trên lưng

    Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ

    “Lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh. “Người cầm súng và “người ra đồng” là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc: Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc.

    Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là “Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca” bởi thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ông đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là “Vết xe lăn” nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ.
    Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người lính lái xe Trường Sơn của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
    Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập “Vầng trăng – Quầng lửa”. Hình tượng thơ hết sức độc đáo : những chiếc xe không kính băng băng ra trận bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Để cuối bài thơ, tác giả đưa ra một ý tưởng thật bất ngờ – đó là “trái tim cầm lái”:
    Không có kính rồi xe không có đèn
    Không có mui xe thùng xe có xước
    Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
    Chỉ cần trong xe có một trái tim
    Ở phần đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật đã giải thích rất đơn giản mà sắc sảo : “Không có kính không phải vì xe không có kính” bởi vì : “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Thật là đơn giản ! Chiến tranh bom đạn tàn phá. Xe không kính chắn gió vẫn ra trận thanh thản mà ung dung. Hai câu đầu khi kết, tác giả một lần nữa tả hình dáng của chiếc xe quân sự thời chống Mĩ :
    Không có kính rồi xe không có đèn
    Không có mui xe thùng xe có xước
    Đã không kính – gió, bụi, mưa tuôn vào buồng lái, khó khăn chồng chất hơn khi xe lại không có đèn, rồi không có mui xe thùng xe có xước. Một hình ảnh trần trụi do chiến tranh gây nên. Người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng lực để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu. Tất cả đều vượt qua bởi :
    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
    Chỉ cần trong xe có một trái tim
    Đây là chủ đề sâu thẳm của bài thơ. Đây mới là điều hệ trọng và thiêng liêng mà cả bài thơ vui nhộn chưa hé lộ. Nhà thơ đã nói đúng tinh thần thời đại : Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu). Cả nước lên đường đánh Mĩ vì Miền Nam ruột thịt. Vậy là trái tim đã giúp những người lính vượt qua gian khổ trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe… Trái tim rực lửa căm thù giặc Mĩ và nóng bỏng yêu thương đồng bào miền Nam ấy chính là vẻ đẹp sâu thẳm của tâm hồn Việt Nam thời đánh Mĩ, là trái tim nhân hậu, thủy chung của cả dân tộc .
    Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng đánh Mĩ hi sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta.
    Chiến tranh đã lùi xa, nhưng thơ Phạm Tiến Duật và những “Vết xe trên dãy Trường Sơn” sẽ còn nóng bỏng trong tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước. Những chiếc xe độc đáo ấy của một thời đã góp phần làm nên huyền tích Trường S

    Bình luận

Viết một bình luận