Hãy nêu hoàn cảnh sống ,nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông Hai , Anh thanh niên ,Bé thu Phương Định

Hãy nêu hoàn cảnh sống ,nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông Hai , Anh thanh niên ,Bé thu Phương Định

0 bình luận về “Hãy nêu hoàn cảnh sống ,nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông Hai , Anh thanh niên ,Bé thu Phương Định”

  1. *Nhân vật ông Hai

    – Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư.

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật :

    +) Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính. Nhân vật được hồi sinh.

    +) Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống. Nhân vật ông Hai của mình nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên y như con người thật ở ngoài đời, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng rất tha thiết với kháng chiến.

    *Nhân vật “Anh thanh niên”

    – Hoàn cảnh sống : Anh sống trên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, quanh năm sống với hoa cỏ.
    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật :

    Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

    Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

    + Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.

    + Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

    Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

    Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

    *Nhân vật “Bé Thu”

    – Hoàn cảnh sống : Bé Thu sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương bao bọc của mẹ nhưng lại thiếu đi bóng dáng của người cha. Bởi cha bé Thu – ông Sáu đi lính chiến đấu chống giặc, hai cha con chỉ giao tiếp với nhau, nhìn nhận nhau qua một tấm ảnh chụp.

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Qua diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy được bé là người có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiên, ngây thơ. Cá tính ấy của bé được tập trung thể hiện trong tình cảm cha con đằm thắm. Nhân vật bé Thu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về tình cảm mà bé dành cho cha. Người đọc thêm yêu mến bé Thu với tình cảm mạnh mẽ ấy.

    *Nhân vật “Phương Định”

    – Hoàn cảnh sống: Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, gian khổ. Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn giữa mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù.

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… Tất cả góp phần tạo nên một nhân vật chính- một Phương Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà Nội.

    Bình luận

Viết một bình luận