Hãy nêu khái niệm của 4 phép tu từ và cho VD(mỗi phép tu từ lấy 3 VD)
0 bình luận về “Hãy nêu khái niệm của 4 phép tu từ và cho VD(mỗi phép tu từ lấy 3 VD)”
1/ Biện pháp tu từ so sánh a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. b/ Ví dụ: – “Người ta là hoa đất”(tục ngữ)
– “Quê hương là chùm khế ngọt”
– “Cô giáo em hiền như cô Tấm”
2/ Biện pháp tu từ nhân hóa
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Ví dụ: – “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” – “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
4/ Biện pháp tu từ hoán dụ
a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
1/ Biện pháp tu từ so sánh
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Ví dụ: – “Người ta là hoa đất”(tục ngữ)
– “Quê hương là chùm khế ngọt”
– “Cô giáo em hiền như cô Tấm”
2/ Biện pháp tu từ nhân hóa
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Ví dụ: – “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
– “Trâu ơi ta bảo trâu này…”
– “Có đám mây mùa hạ
Vắc nữa mình sang thu”
3/ Biện pháp tu từ ẩn dụ
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Ví dụ: – “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
– “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
4/ Biện pháp tu từ hoán dụ
a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Ví dụ:– “Vì saotrái đấtnặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
– “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
– “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
#Xin hay nhất
1. Phép so sánh:
– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
– Có 2 kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
Ví dụ:
– Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
→So sánh ngang bằng. ( sử dụng từ so sánh “như”.)
– Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng.
→ So sánh không ngang bằng.( Sử dụng từ so sánh”hơn”.)
– Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
→So sánh ngang bằng. ( sử dụng từ so sánh “như”.)
2. Phép nhân hóa:
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,.. bằng những từ ngữu vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
Có 3 kiểu nhân hóa:
1. Dùng những từ ngữ gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3. Trò chuyện với vật như với người.
– Ví dụ:
+ Núi cao chi lắm núi ơi!
→ Trò chuyện với vật như với người. ( từ “ơi”)
+ Cô sơn ca hót líu lo.
→ Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật. ( từ ‘cô”)
+ Cò, sáo, sầm sầm, le le,..cãi nhau ầm ĩ góc vườn.
→ Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. ( từ “cãi nhau”)
3. Ẩn dụ:
– Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Có 4 kiểu ẩn dụ:
+ ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ ẩn dụ phẩm chất
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ:
+ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
→ ẩn dụ hình thức ( từ “thắp”.)
+ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
→ ẩn dụ cách thức
ăn quả→ng hưởng thụ
kẻ trồng cây→ng làm ra thành quả
+ Ngoài thêm rơi chiếc lá đa/tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
→ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
4. Hoán dụ:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
Có 4 kiểu hoán dụ:
– Lấy một bộ phận gọi toàn thể
– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gợi sự vật
– Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
– Ngày Huế đổ máu
→ lấy dấu hiệu gọi sự vật ( đổ máu→chiến tranh)
– Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
→ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng( nông thôn→người sống ở nông thôn;thị thành→người sống ở thị thành.)
– Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
→ Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
$#Yumz$