Hãy nêu lên cảm nghĩ của em về câu chuyện Tấm và Cám
0 bình luận về “Hãy nêu lên cảm nghĩ của em về câu chuyện Tấm và Cám”
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng tâm hồn qua câu hát ru của mẹ, những câu chuyện cổ tích từ bà. Mỗi lời hát, mỗi câu chuyện kể đều có một ý nghĩa nhất định, luôn hướng con người ta đến cái chân – thiện – mỹ trong cuộc sống. Câu chuyện “Tấm Cám” có lẽ không còn xa lạ với mọi người. “Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích, ra đời từ ngàn xưa, câu chuyện hướng người nghe tới những điều thiện, làm những việc thiện trong cuộc sống. Điều thiện luôn thắng điều ác.
Truyện cổ tích ra đời khi mà trong cuộc sống của con người có những bất công, sự đấu tranh giữa thiện và ác luôn cần có câu trả lời, cần có đáp án. Truyện cổ tích “Tấm Cám” ra đời cũng bởi lẽ vậy. Tấm xuất thân với hoàn cảnh éo le. Mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ lẽ. Cô hiện lên với những vật nhỏ bé, giản dị, nhưng vô cùng đáng yêu, nào là con cá bống, nào là chiếc hài nhỏ xinh, hay quả thị thơm, miếng trầu cay nàng làm… cứ thế cô Tấm hiện thân cho vẻ đẹp tinh khiết, vẻ đẹp của tính thiện. Cô là đại diện, là hiện thân của tính thiện, nhẫn nhịn, chịu khó, chăm chỉ, cần cù. Là hiện thân của sức mạnh chống lại bao thế lực đen tối. Mẹ dì và Cám làm hiện thân cho thế lực tàn ác, chà đạp lên quyền của con người, chỉ hướng tới lợi ích của bản thân mình.
Trong truyện, khi ở nhà Tấm luôn phải làm các công việc gia đình, quét nhà, rửa bát, còn mẹ con Cám thì không phải làm gì, luôn đưa ra các lý do để bắt nạt Tấm, bắt Tấm ohair phục tùng mình. Có lần mẹ dì đưa cho cả hai chị em công cụ đi bắt cá cua là như nhau, không thiên vị ai cả. Cám mải chơi, mải ngủ, không bỏ công sức ra để lao động, sau thời gian, thấy chị mình – Tấm bắt được đầy tôm cá trong giỏ, bèn nghĩ kế lừa chị ngụp xuống nước. Tấm vốn là người thật thà, tin lời em, liền ngụp lặn và khi trở lên bờ, thành quả lao động đã bị cướp mất, chỉ còn lại một con cá nhỏ. Khi về đến nhà, phần thưởng ban đầu mẹ treo ra bị cô em hứng mất, oan ức không kêu được ai. Tấm chỉ còn lại một con cá nhỏ ở trong giỏ, cô bèn đặt tên nó là Bống và thả Bống xuống giếng, hàng ngày cho ăn tâm sự như người bạn thực thụ. Khi bị phát hiện là Tấm đã nuôi một con cá, cứ sau bữa ăn là lại đem thức ăn cho nó ăn, mẹ con Cám liền nghĩ cách để lừa Tấm đi vắng, cuối cùng cũng ăn thịt Bống. Tấm về không thấy Bống đâu chỉ còn lại xương, Tấm đem chon cất cẩn thận. Đến ngày nhà vua mở hội kén vợ, mẹ con Cám háo hức chuẩn bị, Tấm cũng vừa mới lớn, chưa biết hội là gì, lại thêm được gặp cả đức vua, cô cũng chuẩn bị và háo hức đợi ngày trẩy hội. Mẹ con Cám biết được, liền nghĩ cách hãm hại, không cho cô đi. Sau bao khó khăn, cô đã vượt qua, nhờ bộ xương của Bống, cô có quần áo đẹp, nhờ chiếc hài đánh rơi mà cô thành vợ vua. Hai người đang hạnh phúc thì hai mẹ con Cám lại tìm cách hãm hại, Tấm chết, Cám thay chị, làm vợ vua. Sau những lần được hóa thân lại thành cây soan đào, khung cửi, chim Vàng Anh, thành quả thị, thành người,… cô Tấm được đoàn tụ với vua và trả thù được mẹ con Cám.
Qua truyện “Tấm Cám” Tấm hiện lên là hiện thân của người tốt, cô dịu dàng, đảm đang, luôn có chừng mực. Là người đại diện cho quan niệm “Ở hiền gặp lành” bao sóng gió luôn được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Gặp giữ hóa lành, giúp vật vật trả ơn. Mẹ con Cám là hiện thân, là đại diện của những điều xấu xa, là những con người mưu mô xảo quyệt, luôn có ý nghĩ xấu xa với người khác, luôn ghen ghét ganh tỵ với người khác. Kẻ sống mưu mo, xảo quyệt luôn “Gieo gió gặt bão” gieo nhân nào thì gặt quả ấy. sau cùng họ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, những người thật thà hiền lành đôi khi bị bắt nạt, bị chèn ép, đè bẹp. Nhưng họ luôn là tượng trưng cho vẻ đẹp của những con người Việt Nam – Kiên cường, bất khuất. Cô Tấm là hiện thân của những con người cùng cực, luôn bị bắt nạt, chèn ép nhưng họ rất kiên cường. Dẫu cuộc đời gặp nhiều trở ngại, gặp nhiều bất hạnh, con người luôn có niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Hình ảnh của Tấm là hiện thân cho người nông dân trong lịch sử dân tộc, họ lao động hăng say và gặt được những thành quả lớn trong cuộc sống. Trong cuộc sống ấy, họ vấn toát lên vẻ cao quí, tràn đầy nghị lực trong cuộc sống. “Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích ra đời trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giải thích ước mơ, khát khao cuộc sống công bằng. Niềm tin cái thiện thắng cái ác trong cuộc sống. Sự trả giá với những tội ác, với những cách nghĩ xấu. Những người chăm làm việc tốt, việc thiện sẽ gặp được những điều may mắn, những người làm điều ác.
Tấm Cám – Câu chuyện phản ánh mối quan hệ mẹ kế – con chồng; cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Riêng tôi, tôi thấy Tấm cũng không khác gì mẹ con Cám là mấy. Vì Tấm đã lấy Cám làm mắm cho dì ghẻ ăn điều ấy có nghĩa là Tấm cũng tâm địa độc ác, xấu xa ko kém mẹ con Cám. Tuy mọi người đều có thể thấy trong câu truyện Tấm là người tốt còn 2 mẹ con Cám là người xấu nhưng riêng tôi thì khác. Tôi thấy trong câu truyện thể hiện rằng : ” Con người khi chạm đến giới hạn của họ thì không thể lường trước được bất cứ điều gì ”
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng tâm hồn qua câu hát ru của mẹ, những câu chuyện cổ tích từ bà. Mỗi lời hát, mỗi câu chuyện kể đều có một ý nghĩa nhất định, luôn hướng con người ta đến cái chân – thiện – mỹ trong cuộc sống. Câu chuyện “Tấm Cám” có lẽ không còn xa lạ với mọi người. “Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích, ra đời từ ngàn xưa, câu chuyện hướng người nghe tới những điều thiện, làm những việc thiện trong cuộc sống. Điều thiện luôn thắng điều ác.
Truyện cổ tích ra đời khi mà trong cuộc sống của con người có những bất công, sự đấu tranh giữa thiện và ác luôn cần có câu trả lời, cần có đáp án. Truyện cổ tích “Tấm Cám” ra đời cũng bởi lẽ vậy. Tấm xuất thân với hoàn cảnh éo le. Mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ lẽ. Cô hiện lên với những vật nhỏ bé, giản dị, nhưng vô cùng đáng yêu, nào là con cá bống, nào là chiếc hài nhỏ xinh, hay quả thị thơm, miếng trầu cay nàng làm… cứ thế cô Tấm hiện thân cho vẻ đẹp tinh khiết, vẻ đẹp của tính thiện. Cô là đại diện, là hiện thân của tính thiện, nhẫn nhịn, chịu khó, chăm chỉ, cần cù. Là hiện thân của sức mạnh chống lại bao thế lực đen tối. Mẹ dì và Cám làm hiện thân cho thế lực tàn ác, chà đạp lên quyền của con người, chỉ hướng tới lợi ích của bản thân mình.
Trong truyện, khi ở nhà Tấm luôn phải làm các công việc gia đình, quét nhà, rửa bát, còn mẹ con Cám thì không phải làm gì, luôn đưa ra các lý do để bắt nạt Tấm, bắt Tấm ohair phục tùng mình. Có lần mẹ dì đưa cho cả hai chị em công cụ đi bắt cá cua là như nhau, không thiên vị ai cả. Cám mải chơi, mải ngủ, không bỏ công sức ra để lao động, sau thời gian, thấy chị mình – Tấm bắt được đầy tôm cá trong giỏ, bèn nghĩ kế lừa chị ngụp xuống nước. Tấm vốn là người thật thà, tin lời em, liền ngụp lặn và khi trở lên bờ, thành quả lao động đã bị cướp mất, chỉ còn lại một con cá nhỏ. Khi về đến nhà, phần thưởng ban đầu mẹ treo ra bị cô em hứng mất, oan ức không kêu được ai. Tấm chỉ còn lại một con cá nhỏ ở trong giỏ, cô bèn đặt tên nó là Bống và thả Bống xuống giếng, hàng ngày cho ăn tâm sự như người bạn thực thụ. Khi bị phát hiện là Tấm đã nuôi một con cá, cứ sau bữa ăn là lại đem thức ăn cho nó ăn, mẹ con Cám liền nghĩ cách để lừa Tấm đi vắng, cuối cùng cũng ăn thịt Bống. Tấm về không thấy Bống đâu chỉ còn lại xương, Tấm đem chon cất cẩn thận. Đến ngày nhà vua mở hội kén vợ, mẹ con Cám háo hức chuẩn bị, Tấm cũng vừa mới lớn, chưa biết hội là gì, lại thêm được gặp cả đức vua, cô cũng chuẩn bị và háo hức đợi ngày trẩy hội. Mẹ con Cám biết được, liền nghĩ cách hãm hại, không cho cô đi. Sau bao khó khăn, cô đã vượt qua, nhờ bộ xương của Bống, cô có quần áo đẹp, nhờ chiếc hài đánh rơi mà cô thành vợ vua. Hai người đang hạnh phúc thì hai mẹ con Cám lại tìm cách hãm hại, Tấm chết, Cám thay chị, làm vợ vua. Sau những lần được hóa thân lại thành cây soan đào, khung cửi, chim Vàng Anh, thành quả thị, thành người,… cô Tấm được đoàn tụ với vua và trả thù được mẹ con Cám.
Qua truyện “Tấm Cám” Tấm hiện lên là hiện thân của người tốt, cô dịu dàng, đảm đang, luôn có chừng mực. Là người đại diện cho quan niệm “Ở hiền gặp lành” bao sóng gió luôn được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Gặp giữ hóa lành, giúp vật vật trả ơn. Mẹ con Cám là hiện thân, là đại diện của những điều xấu xa, là những con người mưu mô xảo quyệt, luôn có ý nghĩ xấu xa với người khác, luôn ghen ghét ganh tỵ với người khác. Kẻ sống mưu mo, xảo quyệt luôn “Gieo gió gặt bão” gieo nhân nào thì gặt quả ấy. sau cùng họ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, những người thật thà hiền lành đôi khi bị bắt nạt, bị chèn ép, đè bẹp. Nhưng họ luôn là tượng trưng cho vẻ đẹp của những con người Việt Nam – Kiên cường, bất khuất. Cô Tấm là hiện thân của những con người cùng cực, luôn bị bắt nạt, chèn ép nhưng họ rất kiên cường. Dẫu cuộc đời gặp nhiều trở ngại, gặp nhiều bất hạnh, con người luôn có niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Hình ảnh của Tấm là hiện thân cho người nông dân trong lịch sử dân tộc, họ lao động hăng say và gặt được những thành quả lớn trong cuộc sống. Trong cuộc sống ấy, họ vấn toát lên vẻ cao quí, tràn đầy nghị lực trong cuộc sống. “Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích ra đời trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giải thích ước mơ, khát khao cuộc sống công bằng. Niềm tin cái thiện thắng cái ác trong cuộc sống. Sự trả giá với những tội ác, với những cách nghĩ xấu. Những người chăm làm việc tốt, việc thiện sẽ gặp được những điều may mắn, những người làm điều ác.
Tấm Cám – Câu chuyện phản ánh mối quan hệ mẹ kế – con chồng; cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Riêng tôi, tôi thấy Tấm cũng không khác gì mẹ con Cám là mấy. Vì Tấm đã lấy Cám làm mắm cho dì ghẻ ăn điều ấy có nghĩa là Tấm cũng tâm địa độc ác, xấu xa ko kém mẹ con Cám. Tuy mọi người đều có thể thấy trong câu truyện Tấm là người tốt còn 2 mẹ con Cám là người xấu nhưng riêng tôi thì khác. Tôi thấy trong câu truyện thể hiện rằng : ” Con người khi chạm đến giới hạn của họ thì không thể lường trước được bất cứ điều gì ”