Hãy nêu những nền văn hóa nghệ thuật cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỷ 19
0 bình luận về “Hãy nêu những nền văn hóa nghệ thuật cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỷ 19”
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích… Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
– Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…
– Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…
+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…
+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
– Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…
+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…
<Khoa học – kĩ thuật>
* Khoa học:
– Sử học:
+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII – Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…
+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
– Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…
– Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
* Kĩ thuật:
– Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
– Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
– Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích… Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
<Về các lĩnh vực:>
<Văn học>
– Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…
– Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…
<Nghệ thuật>
– Văn nghệ dân gian:
+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.
+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…
+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
– Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…
+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…
<Khoa học – kĩ thuật>
* Khoa học:
– Sử học:
+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII – Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…
+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
– Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…
– Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
* Kĩ thuật:
– Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
– Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
– Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Chúc Bạn học tốt:3