Hãy nêu tập tính của 3 loài chim mà em thích. Mọi người trả lời nhanh hộ mình nha, mai mình nộp cho thầy rồi

Hãy nêu tập tính của 3 loài chim mà em thích.
Mọi người trả lời nhanh hộ mình nha, mai mình nộp cho thầy rồi

0 bình luận về “Hãy nêu tập tính của 3 loài chim mà em thích. Mọi người trả lời nhanh hộ mình nha, mai mình nộp cho thầy rồi”

  1. Tập tính của 3 loài chim mà em thích:

    * Chim cắt:

    – Phân bố chủ yếu ở Trung Á và ở Châu Âu

    – Chim ăn thịt, chuyên săn những loại thú gặm nhấm nhỏ.

    – Chân có móng vuốt sắc

    – Là loài chim có tốc độ bay vô cùng cao

    * Chim nhạn biển Bắc:

    – Là những nhà vô địch bay cao (3.000m) và bay xa (40.000km) 

    – Hằng năm, chúng di chuyển nửa vòng quanh Trái Đất

    – Rất ít khi tiếp đất

    * Chim cánh cụt:

    – Chủ yếu sống theo bầy đàn

    – Chúng chỉ có một ở khu vực Nam Cực

    – Chúng không biết bay nhưng lại bơi lội rất giỏi

    Nếu thấy hay và đúng thì Vote 5sao và Cảm ơn nhoa????‍♀️❤️????‍♀️

    Chúc bạn học tốt????❤️????

     

     

    Bình luận
  2. +Chim Thiên Nga (thích vì sự chung thủy )

    -Là loài chim sống dưới nước nhưng chúng cũng lên bờ để tìm kiếm thức ăn. Còn lại hầu hết thời gian chúng dành để bơi lội và ngâm mình dưới nước.
    Thiên nga là một loài chim nhưng chúng lại làm tổ trên mặt đất gần các mép nước. Không giống như những loài chim khác chim thiên nga trống giúp chim mái làm tổ và ấp trứng.
    -Từ 4-7 tuổi là đến độ tuổi trưởng thành và chúng bắt đầu giao phối. Thiên Nga là loài chim rất chung thủy. Chúng thường kết đôi từ 20 tháng và kéo dài nhiều năm, thậm chí chúng có thể kết đôi vĩnh viễn.
    -Cũng có lúc xảy ra trường hợp ly dị, nguyên nhân có thể xuất phát từ thất bại của quá trình sinh sản.
    Trong mỗi lần sinh sản chim có thể đẻ từ 3-8 trứng. Trứng thiên nga có kích thước trung bình khá lớn và nặng khoảng 340g.
    Sau 34 – 45 ngày ấp trứng nở chim non sẽ sống cùng với bố mẹ cho đến khi chúng có thể tự lập.
    Vào mùa đông thiên nga thường di cư để tránh rét, tập tính di cư giữa các loài không giống nhau. Có loài có tập tính di cư cả đàn có loài lại chỉ di cư một phần.
    Trên đây là những thông tin chi tiết về tập tính sinh sống cũng như đặc điểm cụ thể để nhận biết loài chim thiên nga.

     +Chim ruồi(thích vì nó đặc biệt):

    -Mình đã cực kỳ ấn tượng với khả năng treo lơ lửng một chỗ của các chú chim ruồi. Trong khi các loài chim khác buộc phải chao mình hoặc bay lượn vòng quanh để có thể giữ được độ cao trong không khí thì chim ruồi chỉ cần vỗ cánh cực mạnh là có thể “đứng” hệt như đang đậu trên mặt đất hoặc cành cây. Một khả năng cực kỳ ấn tượng!

    -Chính vì đặc điểm không giống bất kỳ loài lông vũ có cánh nào trên Trái đất, người ta tự hỏi vậy loài sinh vật đặc biệt này có đời sống tình dục như thế nào? Nó có khác biệt nhiều với các loài chim khác hay không?

     -nhà sinh thái học hành vi cho biết trái với hình ảnh thường thấy về từng bầy chim ruồi tụ tập quanh các bông hoa, chúng ta có thể nghĩ đây là loài chim có tập tính cộng đồng hướng ngoại cao. Trên thực tế thì ngược lại, chim ruồi là loài sinh vật hướng nội và sống theo lãnh địa. Chúng có thể rất hung hăng với những con thuộc cùng loài khi khu vực ở bị xâm phạm, bất kể là đực hay cái. 

    -Các mối quan hệ xã hội của chim ruồi chỉ dừng lại ở giai đoạn nuôi con non và tìm bạn tình. Lúc ấy chúng sẽ “mở lòng” một chút với những con chim ruồi khác. Song chim ruồi có rất nhiều giống khác nhau tuỳ theo khu vực sinh sống. Do vậy mùa sinh sản và tập tính của từng giống cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo ghi nhận củanhà sinh thái học kiêm nhà sinh vật học tiến hoá công tác ở cả ĐH Connecticut và ĐH California-Berkeley (Mỹ), mùa sinh sản của chim ruồi thường đi theo mùa mưa. Vì đó là thời điểm hoa cỏ nở rộ và kéo theo sự xuất hiện của nhiều loài côn trùng. Đây là điều kiện lý tưởng để bổ sung thêm nguồn protein cần thiết cho quá trình thay lông cũng như đẻ trứng (vốn tiêu tốn nhiều calorie). Lẽ tất nhiên cũng là để có thêm thức ăn cho các con non.

    -Đà Điểu(vì nó là một loài chim k bay được,khá đặc biệt ):

    -Đà điểu là loài động vật sống hoang dã, chúng sống chủ yếu trên các sa mạc, các đồng cỏ của châu phi, châu mỹ, châu úc. Chúng sống thành từng bầy trên các sa mạc, các thảo nguyên vì vậy hệ miễn dịch của chúng rất phát triển, quanh năm sống ở ngoài trời mà không bị ốm. Ngày nay đà điểu đã được nuôi ở các trang trại nhưng chúng vẫn giữ được vẻ hoang dã và hễ miễn dịch vẫn rất phát triển.

    -Đà điểu Ostrich mái trong đời sống hoang dã, trong mùa sinh sản có thể đẻ được 60 trứng, chia làm nhiều lứa, trung bình mỗi lứa trên dưới 10 trứng. Chúng ấp rất giỏi và nuôi con cũng giỏi. Chim mái tính hiền hơn chim trống. Sau mùa sinh sản, trống mái tách ra sống riêng. Nhưng, nuôi nhốt mái có thể đẻ sai hơn đạt tối đa 120 trứng nếu được nuôi dưỡng trong điều kiện thật tốt. Trứng đà điểu Ostrich rất to, mỗi trứng có trọng lượng bằng 25 quả trứng gà. Trứng có vỏ dày màu trắng ngà. Ostrich mái từ hai năm rưỡi đến ba năm tuổi mới bắt đầu động dục, nhưng nó đẻ liên tục đến gần 49 năm tuổi mới ngưng nghỉ. Người ta ước tính trong suốt thời gian đó, chim mái có thể đẻ được hơn 3 ngàn trứng.

    Bình luận

Viết một bình luận