Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.”
Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? […]
Câu 1 : Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện.
Câu 2 : Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3 : Câu chuyện muốn gửi đến thông điệp gì ?
Câu 1:
hành trình của viên sỏi
Câu 2:
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất
PTBĐ chính: nghị luận
Câu 3:
Thông điệp: Cuộc đời của mỗi người chính là một hành trình gian nan, thử thách khác nhau. Và chính bằng cách vượt qua những thử thách ấy, dù có đau đớn đến nhường nào, nhưng sau hành trình ấy, điều mà chúng ta thu nhận được đó là những kinh nghiệm xương máu, đó là những bài học quý báu.
Câu 1:
– Nhan đề: Cuộc hành trình của viên sỏi
hoăc Chuyền hành trình hoàn thiện bản thân của tảng đá.
Câu 2:
– Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi)
– Phương thức biểu đạt : Nghị luận
Câu 3:
– Qua câu chuyện tác giả muốn gửi gắp thông điệp: Mọi điều thành công đều phải trải qua gian nan thử thách, ngay cả tảng đá cũng phải trải qua cả một qua trình mới có thể trở thành viên sỏi láng mịn, vậy nên con người chúng ta cũng phải cố gắng lao động thì mới có thể đạt được thành công