Hãy phân tích tính biểu cảm của câu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đào cát hạt ra ngoài đồng
Mik sẽ cho 5 sao giúp mik đi
Hãy phân tích tính biểu cảm của câu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đào cát hạt ra ngoài đồng
Mik sẽ cho 5 sao giúp mik đi
Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết. cụm từ Thân em và nội dung cũng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại khác nhau.Sự rủi may của hoàn cảnh không thể đoán trước được ,nó cũng phản ánh thân phận nhỏ bé,bấp bênh của người phụ nữ thời xưaNếu không may rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, người phụ nữ chỉ có thể cam chịu chấp nhận.Chỉ vì những tư tưởng lạc hậu của Nho giáo đã đẩy người phụ nữ vào bế tắc , họ còn không có quyền được hưởng hạnh phúc, quyền tự chủ. Dẫu biết là vô lí, bất công cũng vẫn phải nhẫn nhục, cam chịu, chẳng biết kêu ai.
Có rất nhiều người phụ nữ phải chịu bất công trong xã hội phong kiến. Các tác giả dân gian đã bày tỏ lòng thương cảm với họ bằng những câu ca dao than thân. Trong đó tiêu biểu là câu ca dao : “Thân em như hạt mưa sa /Hạt vào đào cát hạt ra ngoài đồng.” Cách xưng hô ” thân em ” quen thuộc và nghê thuật so sánh gợi tả những người phụ nữ có cuộc đời lênh đênh, trôi nổi. Họ có thân phận nhỏ bé, vô nghĩa như ” hạt mưa” . Họ chẳng được ai quan tâm đến cả. Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành nhưng chỗ đáp xuông của chúng lại khác nhau. Cũng như những người phụ nữ, cuộc sống của họ không thể đoán trước được. Họ sống tốt hay khổ đều là nhờ vào sự đối xử của xã hội. Dù có hoàn cành trớ trêu nhưng họ vẫn cam chịu. Tác giả đã cảm thông với người phụ nữ qua những vần thơ gợi cảm. Đòng thời những vẫn thơ như lời ai oán, tố cáo xã hội phong kiến bất công với những người phụ nữ