Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài Rằm tháng riêng

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài Rằm tháng riêng

0 bình luận về “Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài Rằm tháng riêng”

  1. Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.

    Hai câu thơ đầu của bài thơ đã nói vẽ lên khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp:

    “Rằm xuân lồng lộn trăng soi

    Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

    Hồ Chủ Tịch được biết đến là một con người yêu thiên nhiên, luôn khao khát được hòa nhập với thiên nhiên và trong thơ của Người luôn xuất hiện hình ảnh vầng trăng. Trăng như là một người bạn tri ân, tri kỉ của Bác. Có lẽ vì vậy mà ta thấy hình ảnh trăng luôn xuất hiện với tần xuất dày đặc trong các bài thơ của Người. Và trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, khi đất nước thắng lợi thì hiển nhiên cũng không thể thiếu được vầng trăng. Trăng xuất hiện như để chia vui, để đồng hành cùng người chiến sĩ, người thi sĩ trong những chặng đường đã qua và sắp đến. Hẳn mỗi chúng ta vẫn còn nhớ hình ảnh vầng trăng trong đêm khuya thanh tĩnh khi Người đang phải lo nghĩ cho đất nước:

    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

    Nếu như hình ảnh trăng khi ấy đẹp và tròn đầy, như thao thức cùng Người vì nỗi lo cho đất nước thì giờ đây khi chiến thắng trăng vẫn ở đó, hân hoan, chia vui cùng người. Không những vậy, trăng trong ngày rằm thì chắc chắn sẽ tròn hơn những ngày bình thường, và đẹp hơn trong mắt một người đang vui, đang hạnh phúc. Câu thơ thứ hai là sự hòa quyện giữa dòng sông và bầu trời, hai chủ thể thiên nhiên tuy tách biệt nhau nhưng cùng chung màu sắc, một màu xanh của hòa bình, của chiến thắng hân hoan. Ta cảm nhận được thiên nhiên lúc này như cũng muốn chia vui cùng con người, và con người cũng đang hòa nhập vào thiên nhiên. Đây không phải là một đêm trăng rằm bình thường, mà là một đêm lịch sử ghi dấu ấn chiến công của dân tộc ta. Sắc xuân của đất trời cũng chính là sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, mãnh liệt của đất nước.

    Hai câu thơ cuối của bài thơ tiếp tục là hình ảnh vầng trăng nhưng được miêu tả sóng đôi với con thuyền:

    “Giữa dòng bàn bạc việc quân,

    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

    Ta thấy được vầng trăng trong thơ của Bác xuất hiện thật đa dạng, từ những khi một mình, thảnh thơi cho đến lúc bận rộn bàn chuyện nước. Người đang cùng những người chiến sĩ khác bàn bạc về việc quân, để tiến đến bảo vệ Tổ Quốc. Đây quả là một hoàn cảnh đặc biệt nhất mà trăng từng được xuất hiện ở thơ của Bác. Ánh trăng đêm khuya soi xuống dòng nước, đập vào mạn thuyền tạo nên một khung cảnh rất lãng mạn. Khung cảnh chính trị lại được đặt trong sự lãng mạn, rất tài tình và độc đáo.

    Thông qua bài thơ ngắn với chỉ 4 câu thơ, ta cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào Ngày rằm tháng giêng – ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!

    Bình luận
  2. Tôi đã đọc rất nhiều các bài thơ,của các tác giả về ánh trăng,tình yêu quê hương đất nước.Trong sách ngữ văn lớp 7,có 1 sáng tác đã in dấu trong tâm trí tôi sâu đậm.Đó là tác phẩm”Rằm tháng riêng” của tác giả Hồ Chí Minh

                   Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

                   (Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

                   Xuân giangxuân thủy tiếp xuân thiên

                   (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

       Câu thơ trên chẳng phải đã được tác giả Hồ Chí Minh viết vào đêm rằm tháng giêng,lúc vầng trăng tròn,đẹp nhất đó sao?Chỉ qua 2 câu thơ đầu tuy ngắn nhưng đã thể hiện sự tinh tế,tỉ mỉ trong khung cảnh của Bác.Cả khung cảnh như 1 bức tranh tràn ngập ánh sáng,ánh trăng huyền ảo.

       Điệp từ”xuân”được lặp lại ba lần trong câu thơ thứ 2.Dòng sông,mặt nước,bầu trời tuy ở những độ cao khác nhau,nhưng đã gợi nên không gian hòa quyện vào nhau giữa các sự vật.Thật tuyệt khi tất cả tràn ngập sức sống mùa xuân.Bầu trời được quan sát qua dòng sông.Hơi ấm mùa xuân được bao trùm trong không gian,lan tỏa chỉ trong câu thơ thôi.

       Ôi!Bức tranh nhiều tầng bậc sông-nước-trời chan hòa vào nhau trong hơi xuân,hơi ấm,sức sống,lan tỏa,bao trùm trong không gian tĩnh lặng ấy.

                      Yên ba thâm xứ đàm quân sự

                      (giữa dòng bàn bạc việc quân)

                      Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

                      (khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

       “Yên ba thâm xứ”khi đọc câu thơ này trong lòng tôi hình dung ra 1 cảnh tượng sâu thẳm khói sương,gợi tưởng về vẻ đẹp cổ điển.”Đàm quân sự”tôi cũng như thấy Bác đang bàn việc quân giữa dòng sông,lại tạo nên sự mới mẻ,nét hiện đại.Chỉ thế thôi,thiên nhiên trong thơ bác vừa cổ điển vừa hiện đại,thiên nhiên gắn bó với con người.Đó là người chiến sĩ đang lo lắng nhiệm vụ nước nhà.

       Câu thơ thứ tư còn gợi đến hình ảnh người thi sĩ đang tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên,của sông nước,của trăng.Nó đã thể hiện phong thái ung dung,lạc quan,đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của Bác.

      Rằm tháng giêng ko chỉ đẹp vì cảnh mà còn đẹp về tình,là tình yêu thương của Bác đối với cả dân tộc.Rằm tháng giêng quả thực đã đánh thức các giác quan,làm thức tỉnh tâm hồn của con người bằng một nguồn sáng rực rỡ và thanh khiết nhất

    Bình luận

Viết một bình luận