Hãy phát biểu cảm nghĩa của em về bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hi

Hãy phát biểu cảm nghĩa của em về bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
# Văn càng dài càng tốt ạ
# Không mạng + spam
# Mong các thánh chuyên văn vào hỗ trợ em ạ ;-;
# Viết thành bài văn

0 bình luận về “Hãy phát biểu cảm nghĩa của em về bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hi”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^

    a dao dân ca chính là sự thể hiện của tâm hồn của dân tộc, thể hiện đời sống tình cảm của nhân dân Việt Nam. Ca dao dân ca được chia thành bốn chủ đề chính. Trong số đó phải kể đến ca dao, dân ca viết về tình cảm gia đình. Tiêu biểu là bài:

    “Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

    Bài ca dao còn trở thành một điệu hát ru đi vào những giấc ngủ trẻ thơ. Với âm điệu nhẹ nhàng, dịu ngọt lời ru rất dễ đi vào lòng người. Mặt khác, đây còn là một đời vào huấn âm thầm mà da diết dành cho mỗi người.

    Mở đầu bài ca dao là hai hình ảnh so sánh rất đặc sắc:

    “Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

    Phân tích bài ca dao công cha như núi thái sơn

    Hình ảnh thật giản dị và gần gũi nhưng lại mang đậm chất thơ. Nhân dân ta đã khẳng định công lao của cha giống như núi Thái Sơn. Đây là một ngọn núi cao nhất và đồ sộ nhất thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Hình ảnh ngọn núi khiến chúng ta cảm nhận được sự to lớn sừng sững và vững chãi. Đó chính là những cảm nhận về người cha. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh dựa trên những nét tương đồng giữa hình ảnh về người cha với sự to lớn, vĩ đại, trường tồn của ngọn núi thuộc tự nhiên. Quả thực như vậy người cha chính là người trụ cột của một gia đình. Những công việc nặng trong gia đình đều được cha gánh vác. Trước kia tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Những người thiếu vắng cha, từ nhỏ không được sống trong vòng tay bảo vệ của cha là một điều rất bất hạnh.

    Nhắc đến công cha thì không thể quên được “nghĩa mẹ”. Sự kết hợp khéo léo giữa hai hình ảnh cùng với hai phép so sánh để làm nổi bật lên công lao của cha mẹ. Nếu cha là người mạnh mẽ, mặc dù thương yêu con nhưng thường ít thể hiện ra bên ngoài thì mẹ là người có sự yêu thương, trìu mến đối với con cái và hầu hết bộc lộ trực tiếp bằng lời nói và cảm xúc. Ông cha ta đã ví “nghĩa mẹ” với nước trong nguồn chảy ra để thể hiện sự mềm mại của mẹ. Tình yêu thương của mẹ như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng như không thể cân đo, đong đếm được. Từ trong đáy lòng mỗi người đều hiểu được công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ rất lớn lao và không có gì có thể sánh được. Ông cha ta đã đưa ra lời khuyên:

    “Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

    Câu ca dao sử dụng từ một như một lời nhấn mạnh khẳng định. Một đó là sự duy nhất trọn vẹn đối với cha mẹ. Không phải là đối xử hai lòng, nhiều mặt. Con cái chịu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhưng đồng thời cũng là phải có bổn phận “thờ”, “kính” đối với cha mẹ. Bằng tất cả tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc nhất là khi cha mẹ về già, khi cha mẹ ốm đau, bệnh tật. Đó chính là đạo làm con mà mỗi chúng ta phải tuân theo. Bài ca dao có sức sống bất diệt dù trải qua biết bao thời gian với biết bao thế hệ. bài nó nói đến truyền thống đạo đức cao đẹp và truyền thống này luôn được các thế hệ tiếp nối giữ gìn và phát huy.

    Trong rất nhiều những tác phẩm văn học nhất là những văn học cổ thì truyền thống về đạo làm con được thể hiện thông qua các nhân vật cũng như các tình huống truyện. Chắc hẳn Chúng ta không có xa lạ với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của của Nguyễn Dữ. Bên cạnh giá trị hiện thực khi tái hiện xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh tình nghĩa đã làm ly tán gia đình mới được gặp vợ chồng trẻ ước mơ đấu tranh giải phóng của phụ nữ. Bên cạnh đó tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề chính là đạo làm vợ và con dâu. Nhân vật Vũ Nương không chỉ là một người vợ thủy chung thì đảm đang và khi ở cương vị người con dâu thì làm cũng làm tốt bổn phận của mình. Khi chồng ra chiến trường làm hết lòng khuyên lơn an ủi để mẹ chồng giảm bớt nỗi đau buồn, khi mẹ chồng ốm đau thì làm hết lòng chăm sóc như đối với mẹ đẻ, rồi khi bà mất thì một mình nàng vừa lo con nhỏ vừa lo chuyện ma chay đầy đủ không để hàng xóm điều ra tiếng vào.

    Hai đến với tuyệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thì chúng ta cũng không thể quên được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Điều này được thể hiện rõ nét khi gia đình làng gặp tai biến Thúy Kiều đã phải hi sinh chính mình cả tuổi trẻ tình yêu và cả tương lai để bán mình chuộc cha.

    Như vậy bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” đã giúp chúng ta có một nhận định sâu sắc về cách đối xử với bậc sinh thành. Truyền thống hiếu thảo Vâng lời cha mẹ chính là nét đẹp cần được phát huy ở mỗi chúng ta.

    Bình luận

Viết một bình luận