Hãy sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh cảm nhận câu thơ:” Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
0 bình luận về “Hãy sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh cảm nhận câu thơ:” Lặn lội thân cò khi quãng vắng””
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Trong cuộc sống này, chắc hẳn trong chúng ta ai ai cũng đã một lần được nghe qua câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông”. Trong hình ảnh “Lặn lội thân cò” tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, qua đó ông còn trau chuốt thêm bằng bàn tay nghệ sĩ tài hoa của mình để tô đậm thêm sự lam lũ, vất vả của vợ mình. “Lặn lội” là một hoạt động của con người, con người ta phải tự mình vượt một quãng đường xa, gian nan, vất vả thì mới đạt được đích đến thành công. Đích đến của sự thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là một quá trình ta phải thử thách rèn luyện bản thân qua những biến động của cuộc sống. Bà Tú là một con người như thế, đường đi của bà luôn gập ghềnh, trắc trở nhưng không vì thế mà bà từ bỏ. “Gập ghềnh” ở đây không có nghĩa là con đường đất đầy đá, đầy ổ gà, ổ voi mà chính là con đường bà phải tự mình “lặn lội khi quãng vắng”. “Quãng vắng” là khung cảnh không gian mênh mông, heo hút, vắng tanh vắng ngắt người. Chỉ một mình ta chơi vơi, lẻ loi giữa dòng đời cô lập, hiu quạnh. Ai cũng vậy, dù chỉ mới tưởng tượng ra thôi mà đã thấy sợ hãi. Nhưng cũng nhờ vì cái khoảng không gian im ắng, tĩnh lặng đến rợn ngợp đó mà bao sự hi sinh thăng trầm, cơ cực, cay đắng của người phụ nữ ấy đã được tôn lên một cách rõ nét. Với bà Tú, không điều gì có thể ngăn cản được bước chân của bà, vì chồng vì con, bà có thể làm được tất cả, sẵn sàng hi sinh tất cả. Điều này gợi lên sự can đảm, chịu thương chịu khó của bà. Đó là đức tính cao đẹp trong tâm hồn người phụ nữ nhỏ bé này. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”, trong câu này tác giả thật sáng suốt khi ông đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ “Thân cò” để chỉ người vợ vất vả, cực nhọc, tần tảo sớm hôm của mình nhằm khắc họa đậm chất hình ảnh người vợ đảm đang, “một nắng hai sương”, không ngại khó, không ngại khổ, không quản khó khăn cực nhọc trong đời sống hằng ngày, không kêu ca than vãn một lời cho dù cuộc sống có vô vàn biến động, phong ba bão táp như thế nào đi chăng nữa. Ý thơ của tác giả đã đúc kết sâu sắc hơn cái dáng vẻ gầy guộc, mong manh của người vợ và cả nỗi đau về thân phận của người phụ nữ đảm đang, dịu hiền này – số phận thân cò nặng nề, vất vả và gian nan giữa cuộc sống khốn khó, cơ cực, thiếu thốn trăm bề đầy bế tắc. Hơn thế nữa, cái dáng vẻ gầy guộc, liêu xiêu ấy được ví như “thân cò” trông bà thật đáng thương, cơ hàn và nhỏ bé biết bao!
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Trong cuộc sống này, chắc hẳn trong chúng ta ai ai cũng đã một lần được nghe qua câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông”. Trong hình ảnh “Lặn lội thân cò” tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, qua đó ông còn trau chuốt thêm bằng bàn tay nghệ sĩ tài hoa của mình để tô đậm thêm sự lam lũ, vất vả của vợ mình. “Lặn lội” là một hoạt động của con người, con người ta phải tự mình vượt một quãng đường xa, gian nan, vất vả thì mới đạt được đích đến thành công. Đích đến của sự thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là một quá trình ta phải thử thách rèn luyện bản thân qua những biến động của cuộc sống. Bà Tú là một con người như thế, đường đi của bà luôn gập ghềnh, trắc trở nhưng không vì thế mà bà từ bỏ. “Gập ghềnh” ở đây không có nghĩa là con đường đất đầy đá, đầy ổ gà, ổ voi mà chính là con đường bà phải tự mình “lặn lội khi quãng vắng”. “Quãng vắng” là khung cảnh không gian mênh mông, heo hút, vắng tanh vắng ngắt người. Chỉ một mình ta chơi vơi, lẻ loi giữa dòng đời cô lập, hiu quạnh. Ai cũng vậy, dù chỉ mới tưởng tượng ra thôi mà đã thấy sợ hãi. Nhưng cũng nhờ vì cái khoảng không gian im ắng, tĩnh lặng đến rợn ngợp đó mà bao sự hi sinh thăng trầm, cơ cực, cay đắng của người phụ nữ ấy đã được tôn lên một cách rõ nét. Với bà Tú, không điều gì có thể ngăn cản được bước chân của bà, vì chồng vì con, bà có thể làm được tất cả, sẵn sàng hi sinh tất cả. Điều này gợi lên sự can đảm, chịu thương chịu khó của bà. Đó là đức tính cao đẹp trong tâm hồn người phụ nữ nhỏ bé này. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”, trong câu này tác giả thật sáng suốt khi ông đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ “Thân cò” để chỉ người vợ vất vả, cực nhọc, tần tảo sớm hôm của mình nhằm khắc họa đậm chất hình ảnh người vợ đảm đang, “một nắng hai sương”, không ngại khó, không ngại khổ, không quản khó khăn cực nhọc trong đời sống hằng ngày, không kêu ca than vãn một lời cho dù cuộc sống có vô vàn biến động, phong ba bão táp như thế nào đi chăng nữa. Ý thơ của tác giả đã đúc kết sâu sắc hơn cái dáng vẻ gầy guộc, mong manh của người vợ và cả nỗi đau về thân phận của người phụ nữ đảm đang, dịu hiền này – số phận thân cò nặng nề, vất vả và gian nan giữa cuộc sống khốn khó, cơ cực, thiếu thốn trăm bề đầy bế tắc. Hơn thế nữa, cái dáng vẻ gầy guộc, liêu xiêu ấy được ví như “thân cò” trông bà thật đáng thương, cơ hàn và nhỏ bé biết bao!