Hãy tìm câu chuyện kể về các chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng. (10-15 dòng)

Hãy tìm câu chuyện kể về các chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng. (10-15 dòng)

0 bình luận về “Hãy tìm câu chuyện kể về các chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng. (10-15 dòng)”

  1. bạn tham khảo nhé!!

    Mùa Đông năm 1946, giữa lòng Liên khu I, người lính Nguyễn Bá Khoản tay súng, tay máy, hòa vào cuộc chiến đấu 60 ngày đêm anh dũng của Trung đoàn Thủ đô, để có các bức ảnh đã đi vào lịch sử sau này như: Các chiến sĩ làm lễ tuyên thệ quyết tử để bảo vệ thủ đô Hà Nội; Quyết tử quân thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; Chiến sĩ quyết tử bám trụ nội thành vừa ăn ngô rang vừa phục kích địch trong hầm tác chiến… và đặc biệt là bức ảnh Quyết tử quân dùng bom ba càng đánh xe tăng địch.Người chiến sỹ quyết tử trong bức ảnh đặc biệt đó chính là chiến sĩ Trần Thành (tên thật là Nguyễn Văn Thiềng), sinh năm 1927. Anh tham gia cách mạng từ năm 1944, là đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu. Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Thành  chuyển sang tự vệ chiến đấu. Tháng 11/1945, anh được Xứ ủy Bắc Kỳ cử đi học tại trường Quân chính Bắc Sơn, tỉnh Bắc Giang. Tháng 10/1946, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện tại trường Quân chính Bắc Sơn, Trần Thành được biên chế về tiểu đoàn 212 mặt trận Hà Nội. Tiểu đoàn 212 do đồng chí Lê Quảng Ba chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương. Trần Thành được bổ nhiệm làm trung đội trưởng, chỉ huy trung đội bảo vệ Bộ Tổng tham mưu (nay là số nhà 18, phố Nguyễn Du, Hà Nội), nơi ra đời nhiều kế hoạch tác chiến và cũng là nơi phân phối vũ khí cho các lực lượng vũ trang Hà Nội. Ngày 23/12/1946, thực dân Pháp cho xe tăng theo đường Bà Triệu tiến đánh trụ sở Bộ Tổng tham mưu của ta, chúng huy động một lực lượng lớn, có xe tăng yểm trợ. Trung đội do anh Trần Thành chỉ huy được giao nhiệm vụ chặn đánh địch, bẻ gãy nhiều đợt tiến công, tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng, giữ vững được cơ quan và bảo đảm an toàn cho một số lớn thương binh của ta đang còn mắc kẹt lại. Riêng anh Trần Thành đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng địch ở ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản. Cuối cùng, địch phải rút chạy. Nhưng ngay chiều hôm đó, thực dân Pháp bố trí một lực lượng đông hơn, có xe tăng làm lực lượng xung kích, đánh thẳng vào trận địa quân ta. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra rất gay go. Trong giờ phút vô cùng hiểm nguy đó, để chặn địch, anh Trần Thành không ngần ngại, ôm bom ba càng lao nhanh vào xe tăng địch nhưng bom không nổ. Lính Pháp trên xe tăng liên tiếp bắn về phía anh. Nghệ sỹ Nguyễn Bá Khoản đã chớp được khoảnh khắp lịch sử đó trước khi cảm tử quân Trần Thành anh dũng hy sinh.Thi hài của anh Trần Thành được chôn cất cẩn thận ngay tại sân sau của Bộ Tổng tham mưu.

    Trong số rất nhiều những hình ảnh được sử dụng tại trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về”, bức ảnh lịch sử chiến sỹ quyết tử Thủ đô dùng bom ba càng sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản mãi là niềm tự hào của nhiều thế hệ người Hà Nội. Bức ảnh đặc biệt này cũng như là một câu chuyện lịch sử, giáo dục thế hệ hôm nay ghi nhớ, biết ơn những chiến sỹ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của Thủ đô Hà Nội – Thủ đô anh hùng – Thủ đô hòa bình.

    Bình luận
  2. Tìm hiểu trên mạng được không ạ.

    Anh hùng LLVTND – Liệt sĩ Dương Văn Bé (1927-1947):

    Trận địa chống xe tăng Pháp tại Trại Găng, Hà Nội, 1946.

              Ngày 9/4/1947, đúng 9 giờ tối, lực lượng đánh bốt xuất quân từ nhà cụ phó Ban làng Lạc Thị qua Văn Điển, Sở Thượng, Khuyến Lương, Nam Dư hạ, Đông Thiên. Để vác quả bom nặng 10 kg, một đầu có kíp nổ, đầu kia có ba cánh, ông Ban khàn nghĩ ra sáng kiến làm rọ tre dài có cán dài khoảng 1m, nhốt quả bom vào rọ mà vẫn an toàn trên đường hành quân. Đến vị trí tập kết là quán bánh ở đầu làng Vĩnh Tuy Đoài, cách bốt khoảng 400m, Đại đội trưởng Quốc Hùng ra lệnh cho trung đội 637 bố trí quân phía đông nam bốt, cách 70-80m, hỗ trợ cho tổ xung kích. Trung đội 639 án ngữ các mũi tiến quân của địch ở STAI Quai, Đồn Thuỷ, Chợ Mơ phải ém quân ở ngã ba dốc Vĩnh Tuy và rặng ổi Thanh Lương. Đại đội 635 là lực lượng dự bị. Ông Dương Văn Thắng đã kể rằng: “Tổ quân báo do anh Dương Văn Sung dẫn đường cắt rào cho anh  Dương Văn Bé chui vào, vượt qua ụ súng, lên cầu thang, lao bom vào phía cửa sổ ở tầng 1. Vài phút sau, ở vị trí tập kết, mọi người nghe tiếng nổ đinh tai và quầng lửa lớn chùm lên bốt, khói cuộn lên mù mịt. Địch hoảng hốt bắn đạn như mưa ra bốn phía. Kế hoạch xung phong vào bốt không thực hiện được. Hơn 2 giờ sáng chúng tôi phải lui quân về đình Lạc Thị”. Ông Dương Văn Sung bổ sung ngay vào câu chuyện: “Nghe tiếng nổ long trời, tôi được lệnh trở vào nhưng nó vãi đạn không sao vào được để biết Dương Văn Bé nằm đâu cõng ra. Vài hôm sau, nghe dân kể lại bốt Vĩnh Tuy Đoài bị sập mảng lớn tường và mái, địch huy động xe về chở khoảng 20 tên chết, bị thương. Sáng ngày 10-4-1947, địch tập trung dân ra đình tra khảo thu dọn bốt. Anh nằm cách bốt không xa, toàn thân đen sạm. Bọn địch dã man bắt dân làng vứt xác anh xuống sông Hồng, không cho chôn. Dân đấu tranh, hôm sau,chúng chỉ cho mai táng anh ở ngoài đê, không được vào nghĩa trang của làng. Gia đình chỉ có em gái là Dương Thị Hồi ra được với anh”.

              Ngày 15/4/1947, tại Lạc Thị, Đại đội tổ chức lễ truy điệu Liệt sĩ Dương Văn Bé và phát động các chiến sĩ học tập gương chiến đấu hi sinh anh dũng của người Anh hùng. Trận đánh có tiếng vang và sức cổ vũ lớn  đối với quân dân Thủ đô trong những ngày đầu thành phố mới bị giặc chiếm đóng. Sau trận này, địch phải xây bốt trên đê Vĩnh Tuy, không dám để trong làng nữa.

              Cũng như các anh Lê Gia Đỉnh ôm bom quyết tử bảo vệ Bắc bộ phủ đêm 19-12-1946, Trần Thành ôm bom ba càng diệt xe tăng địch, bảo vệ trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ở 18 Nguyễn Du ngày 23-12-1946, Dương Văn Bé đã nêu tấm gương ngời sáng của thanh niên Thủ đô sẵn sàng nhận lấy cái chết cho quê  hương đất nước trong cuộc chiến đấu sinh tử vì độc lập dân tộc. Ghi nhớ chiến công của người chiến sĩ anh hùng, ngày 21/10/1957, Thành đội Hà Nội làm giấy báo tử, sau đó, Bộ Quốc phòng và Thành đội Hà Nội đã trang trọng làm lễ, đưa hài cốt Anh từ ngoài đê sông Hồng vào Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch tại dẫy 1, khu D2. Ngày 3/3/1958, Nhà nước đã truy tặng Anh Huy chương Chiến thắng hạng Nhất.

              Tên anh đã được ghi trong trang sử vàng của quân dân Thủ đô thời kỳ chống Pháp xâm lược.

    Bình luận

Viết một bình luận