Qua 10 câu thơ giữa đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã khắc họa rõ vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà và tài năng tuyệt đỉnh của Kiều. Thật vậy, trước tiên là vẻ đẹp của Kiều, vẻ đẹp đó được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”,”hoa liễu”. Nét vẽ thiên về gợi của thi nhân đã tạo ra một ấn tượng chung về vẻ đẹp của Kiều, đó là vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt,khi họa bức chân dung của Kiều, tác giả tập trung gợi tarver đẹp của đôi mắt qua hình ảnh”làn thu thủy nét xuân sơn”, là hình ảnh ước lệ nhưng đồng thời là hình ảnh ẩn dụ gợi lên 1 đôi mắt đẹp, trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Khi tả chân dung của Kiều, tác giả k miêu tả cụ thể như Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối ” điểm nhãn” gợi lên vẻ đẹp của 1 trang giai nhân tuyệt sắc khiến cho “hoa ghen”, ”liễu hờn”,”ngước nghiêng”,”thành đổ”. Nguyễn Du k miêu tả trực tiếp vẻ đẹp của nhân vật mà chỉ miêu tả sự ghen ghét, đố kị của thiên nhiên, cho thấy vẻ đẹp của Kiều có chiều sâu và cuốn hút đến lạ lùng. Không chỉ thế, Thúy Kiều còn rất mực thông minh, để nói về sự thông minh đó, tác giả đã viết” thông minh vốn sẵn tính trời”, như vậy,sự thông minh của nàng là bẩm sinh vốn có. Nàng còn rất đa tài, tài của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ PK: cầm,kì,thi,họa. Đặc biệt nhất là tài đàn, đó là sở trường, năng khiếu vượt lên mọi người ”cung thương làu bậc ngũ âm-nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”, các từ”làu”, ”nghề riêng”, ”ăn đứt” đã nhấn mạnh tài năng tuyệt đỉnh của Kiều. Nàng còn giỏi sáng tác nhạc đến mức có thể tự sáng tác riêng cho mình khúc nhạc ”Bạc mệnh”, cung đàn ấy thật buồn thương da diết, ghi lại tấm lòng của 1 trái tim đa sầu đa cảm. Khi tả tài của Kiều, Nguyễn Du cũng thể hiện dc cái tình của nàng. Quả thật, vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc-tài-tình và vẻ đẹp ấy khiến thiên nhiên phải ghen ghét đố kị báo hiệu số phận cuộc đời nàng sẽ k tránh khỏi nhiều ngang trái
Ok nha
Qua 10 câu thơ giữa đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã khắc họa rõ vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà và tài năng tuyệt đỉnh của Kiều. Thật vậy, trước tiên là vẻ đẹp của Kiều, vẻ đẹp đó được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”,”hoa liễu”. Nét vẽ thiên về gợi của thi nhân đã tạo ra một ấn tượng chung về vẻ đẹp của Kiều, đó là vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt,khi họa bức chân dung của Kiều, tác giả tập trung gợi tarver đẹp của đôi mắt qua hình ảnh”làn thu thủy nét xuân sơn”, là hình ảnh ước lệ nhưng đồng thời là hình ảnh ẩn dụ gợi lên 1 đôi mắt đẹp, trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Khi tả chân dung của Kiều, tác giả k miêu tả cụ thể như Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối ” điểm nhãn” gợi lên vẻ đẹp của 1 trang giai nhân tuyệt sắc khiến cho “hoa ghen”, ”liễu hờn”,”ngước nghiêng”,”thành đổ”. Nguyễn Du k miêu tả trực tiếp vẻ đẹp của nhân vật mà chỉ miêu tả sự ghen ghét, đố kị của thiên nhiên, cho thấy vẻ đẹp của Kiều có chiều sâu và cuốn hút đến lạ lùng. Không chỉ thế, Thúy Kiều còn rất mực thông minh, để nói về sự thông minh đó, tác giả đã viết” thông minh vốn sẵn tính trời”, như vậy,sự thông minh của nàng là bẩm sinh vốn có. Nàng còn rất đa tài, tài của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ PK: cầm,kì,thi,họa. Đặc biệt nhất là tài đàn, đó là sở trường, năng khiếu vượt lên mọi người ”cung thương làu bậc ngũ âm-nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”, các từ”làu”, ”nghề riêng”, ”ăn đứt” đã nhấn mạnh tài năng tuyệt đỉnh của Kiều. Nàng còn giỏi sáng tác nhạc đến mức có thể tự sáng tác riêng cho mình khúc nhạc ”Bạc mệnh”, cung đàn ấy thật buồn thương da diết, ghi lại tấm lòng của 1 trái tim đa sầu đa cảm. Khi tả tài của Kiều, Nguyễn Du cũng thể hiện dc cái tình của nàng. Quả thật, vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc-tài-tình và vẻ đẹp ấy khiến thiên nhiên phải ghen ghét đố kị báo hiệu số phận cuộc đời nàng sẽ k tránh khỏi nhiều ngang trái