Hãy tự sáng tác ra một câu chuyện nói về sự trung thực.
Lưu ý:
-Mở bài theo cách gián tiếp.
-Kết bài theo cách mở rộng.
Nhanh đi ạ! Mai thứ bảy nhưng phải nộp qua zalo nên anh chị nhanh cho em với ạ
Củm ưn!!!
Hãy tự sáng tác ra một câu chuyện nói về sự trung thực.
Lưu ý:
-Mở bài theo cách gián tiếp.
-Kết bài theo cách mở rộng.
Nhanh đi ạ! Mai thứ bảy nhưng phải nộp qua zalo nên anh chị nhanh cho em với ạ
Củm ưn!!!
@anhtri
Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.
Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.
Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đen ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:
– Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.
Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.
– Chú đánh giày hết hai mười ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.
Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”
Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.
Như chúng ta đã biết, trung thực là đức tính quý nhất của con người. Để chứng minh điều đó, tôi xin kể câu chuyện “Sự trung thực” do chính tôi sáng tác:
Vào một ngày nọ, Mai và My xin mẹ tiền để đi mua kem ăn ch mát. Vì trời hôm nay rất nóng. Mẹ cười hiền rồi nói:”Ừ! Mẹ sẽ cho tiền. Các con cũng mua cho mẹ với nhé!”
Vâng ạ!-Mai và My nhanh nhảu đáp lại mẹ.
Đến nơi, My thầm nói với Mai:”Này chị Mai! Mẹ cho 30 nghìn, thì mua kem cho 2 tụi mình, không mua cho mẹ. Tiền thừa mình đi chơi ha? Mẹ hỏi thì bảo là kem chảy!”
Mai nhìn My rồi đi ra xe bán kem. Mai nói rằng:
-Bác bán kem ơi! Bác cho cháu 3 cây kem sô-cô-la đi ạ!
Ừ, 30 nghìn nhé cháu.- Bác bán kem nói
My ngạc nhiên, đến tối, My mới hỏi Mai:”Tại sao chị lại không để dành tiền chúng ta đi chơi hả?”
Người xưa có câu:” Nếu không muốn người ta biết thì đừng có mà làm” chị không muốn nói dối mẹ đâu Mai ạ- Mai nói vẻ nghiêm túc.
My hiểu ra và xin lỗi Mai vì đã nặng lời.
Qua câu chuyện trên, chúng ta đã rút ra được bài học là:”Phải trung thực, ngay từ điều nhỏ nhất”.
Nhớ cho 5 sao+ cảm ơn