hãy tưởng tượng mình là một con cá trong đại dương lỡ ăn phải bọc nilon do con người thải ra . Hãy kể lại câu chuyên đó . Giúp mình với ạ!!

hãy tưởng tượng mình là một con cá trong đại dương lỡ ăn phải bọc nilon do con người thải ra . Hãy kể lại câu chuyên đó . Giúp mình với ạ!!

0 bình luận về “hãy tưởng tượng mình là một con cá trong đại dương lỡ ăn phải bọc nilon do con người thải ra . Hãy kể lại câu chuyên đó . Giúp mình với ạ!!”

  1. I. Mở bài:
    – Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.
    II. Thân bài:
    1. Giải thích khái niệm:
    – Vật liệu, đặc tính, màu sắc, tác dụng, lịch sử sản xuất,…
    + Nhựa plastic (hay chất dẻo) là các hợp chất cao phân tử, thành phần chủ yếu là các polyme hữu cơ.
    + Trong lịch sử, chất liệu nhựa nhân tạo đầu tiên được sản xuất chính là vinyl clorua năm 1838.
    + Với tính bền, nhẹ, khó vỡ, tiện dụng và màu sắc đa dạng, nhựa được dùng làm túi nilon, chai lọ, ống nước,… len lỏi vào khắp nơi của cuộc sống hiện đại.
    + Khi mới xuất hiện, nhiều người coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đã gây ra hàng loạt tác hại lâu dài đối với môi trường và sức khỏe con người.
    2. Hiện trạng và hậu quả:
    – Lượng tiêu thụ rất lớn.
    – Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường.
    – Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? (tái chế, đốt hay nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển).
    – Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.
    – Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.
    => Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.
    – Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sinh vật.
    + Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương.
    + Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa.
    + Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên internet.
    + Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.
    – Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người.
    – Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.
    – Nhựa rất khó phân hủy và tái chế, dù là đốt hay chôn dưới lòng đất.
    3. Giải pháp:
    – Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần.
    – Tại các nước Châu Âu, người ta tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị để giảm thiểu lượng túi nilon không cần thiết.
    – Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.
    – Nhằm khuyến khích người dân gom nhựa lại để tái chế, tại Thổ Nhĩ Kì, rác thải nhựa có thể dùng để đổi lấy vé tàu.
    – Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plastic cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,
    – Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plastic, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.
    4. Liên hệ với thực tế.
    III. Kết bài:
    – Chúng ta phải quan tâm hơn đến hành tinh này trước khi mọi thứ trở nên quá muộn. Hãy cùng chung tay hành động, bởi “Việc thay đổi không đơn giản dựa vào một vài cá nhân. Số ít không thể tạo ra sự khác biệt nhưng khi 100 triệu người quyết định cùng hành động, đó mới thực sự mang đến những tác động mạnh mẽ” 

    Bình luận
  2. Bạn tham khảo nhé

    Tôi là loài cá nhà táng đang được đưa về trạm cứu hộ đặc biệt trên đất liền của loài người do tuần trước cả thân thể tôi dạt vào bờ biển. Hiện tại, tôi biết mình đang trong tình trạng nguy kịch, toàn thân đau đớn. Những việc làm tàn phá môi trường đang để lại hậu quả nghiêm trọng lên những sinh vật như tôi đây. Sau đây tôi xin kể câu chuyện của mình.

    Ngày trước, tôi được sống những tháng ngày dưới đại dương yên bình và tươi đẹp vô cùng. Hàng ngày, tôi cùng anh em trong đàn bơi lội và bắt cá ăn. Đến chiều hoàng hôn, tôi lại cùng những chú cá nhà táng khác ngoi lên ngắm ánh tà dương đang bao phủ khắp bờ biển. Cuộc sống của tôi vô cùng hạnh phúc, ngày trôi qua. Tôi chẳng bao giờ phải chịu cảnh đói khát vì bà mẹ đại dương luôn ưu đãi nguồn thức ăn cho dạ dày khổng lồ của tôi. Ngày qua ngày, tôi chỉ có việc nhởn nhơ vui chơi cùng những con cá nhà táng khác.

    Nhưng rồi đến một ngày, cuộc sống của con người đầy đủ và hiện đại. Hàng ngày, con người, nhất là ngành công nghiệp xả hàng tấn rác thải nhựa xuống đại dương. Chỉ sau 1 ngày, tôi còn không nhận ra ngôi nhà thân yêu của mình ngày nào nữa. Ngôi nhà đại dương của tôi đang dần dần bị con người nhấn chìm xuống bờ diệt vọng. Cả số phận những sinh vật biển như chúng tôi nữa. Chúng tôi chỉ biết đếm từng ngày chờ chết vì môi trường sống đang bị phá hủy hoàn toàn.

    Từng ngày từng ngày, anh em của tôi dần chết đi. Có những em cá mắc vào túi nilon mà chết dần chết mòn. Có những loài rùa thân hình bị chai nhựa ép khuôn. Rồi ti tỉ sinh vật khác cũng như vậy nữa. Anh em trong đàn của tôi cũng chết dần chết mòn. Chúng tôi không còn thức ăn do nạn săn bắt cá quá mức của con người. Hậu quả là, cá nhà táng chúng tôi phải ăn những thứ rác thải nhựa kia 1 cách tuyệt vọng. Chúng tôi đánh liều vì chúng tôi không chịu nổi cái đói này nữa. Và cũng có khi, chúng tôi vô tình nuốt phải những rác thải nhựa đó theo dòng nước. Dần dần qua ngày, đến khi dạ dày tôi nổ tung.

    Cái đau đớn đến thật bất ngờ không báo trước. Nội quan tôi bị phá hủy hoàn toàn, răng hỏng không thể nhai thức ăn bình thường. Dạ dày, thực quản, gan, mật, bộ phận bài tiết, hô hấp thì đều bị phá hủy do không thể tiêu hóa. Hàng tấn “thức ăn” nhựa đó tắc trong người tôi ko thể nuốt nhưng cũng ko thải ra được. Tôi đã sẵn sàng cho cái chết của mình.

    Rồi cả thân thể tôi trôi dạt vào bờ biển. Loài người đã đưa tôi về trạm cứu hộ bằng những nỗ lực để cứu giúp tôi. Nhưng tôi yếu quá rồi vì những tổn thương trong cơ thể đã là quá lớn. Những cái chết như này dưới đại dương là chuyện xảy ra hàng ngày hàng giờ đối với các loài sinh vật biển khác.

    Tôi chỉ mong muốn con người đừng có những hành vi vô ý thức hại cho môi trường và những sinh vật khác nữa. Tôi mong rằng cái chết của tôi sẽ thức tỉnh con người, giúp họ nhận ra mình đang giết chết môi trường thế nào. Mong rằng, con người sẽ chấm dứt những hành vi phá hoại môi trường để sinh vật trái đất có thể sống bình yên.

    Bình luận

Viết một bình luận