Hãy viết bài văn thuyết minh về truyện kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác TRIỀU KIỀU so với KIM VÂN KIỀU truyện của THANH TÂM TÀI NHÂN (khoảng 800 từ ).
Hãy viết bài văn thuyết minh về truyện kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác TRIỀU KIỀU so với KIM VÂN KIỀU truyện của THANH TÂM TÀI NHÂN (khoảng 800 từ ).
Tác giả Nguyễn Du được sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời của ông gắn liền với những biến cố lịch sử đầy biến động ở cuối thế kỷ 18, dầu thế kỷ 19. Ông là người có tình yêu thương nhân ái, có vốn sống phong phú, trải nghiệm và thấu hiểu nỗi khổ đau của con người. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm các sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất chính là Đoạn trường Tân Thanh, hay còn gọi là Truyện Kiều. Truyện Kiều chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong thể loại truyện Nôm của nền văn học trung đại Việt Nam. Dù dựa trên cốt truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, nhưng sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn. Chính điều này đã làm nên giá trị lâu bền của tác phẩm trong nền văn học VN mọi thời đại.
Truyện gồm ba phần: Gặp gỡ đính ước, Gia biến lưu lạc và Đoàn tụ. Truyện kể về câu chuyện của Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp tài giỏi nhưng số phận lận đận, khổ sở, trải qua 15 lưu lạc và khổ sở thì mới được về bên gia đình. Nhan đề “Đoạn trường Tân Thanh” được Nguyễn Du đặt có nghĩa là “Tiếng kêu mới cho những đau thương đứt ruột”. Khác với nhan đề được đặt theo tên nhân vật của “Kim Vân Kiều truyện”, thì nhan đề do Nguyễn Du đặt hé lộ những giá trị nội dung sâu sắc mới mà bản gốc không có. Về nội dung, truyện Kiều vừa thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Bức tranh hiện thực được tác giả phơi bày một xã hội bất công, đè nén và hãm hại con người, thế lực độc ác tước mất quyền được sống, quyền được hạnh phúc của những con người nhỏ bé. Đồng thời, truyện cũng bày tỏ sự thương cảm đối với số phận của những con người bé nhỏ và ca ngợi khát vọng được sống, được hạnh phúc của họ. Về nghệ thuật, truyện được đánh giá cao là đạt đến đỉnh cao của văn học dân gian về mọi thành tựu ngôn ngữ và thể loại. Với truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du đã đưa câu chuyện tự sự của bản gốc trở thành phiên bản đỉnh cao của thể loại thơ dân tộc: thể thơ lục bát. Đồng thời, những nghệ thuật độc đáo được tác giả Nguyễn Du sử dụng không có ở bản gốc đó là: tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng hình thức lý tưởng hóa (ví dụ người anh hùng Từ Hải) hoặc phê phán, bóc trần bọn độc ác (Tú Bà, Mã GIÁM Sinh,…). Rõ ràng là nhờ bút pháp của Nguyễn Du thì truyện Kiều mới trở thành được tác phẩm xuất sắc như vậy. So với bản gốc, Nguyễn Du đã thêm thắt, thay đổi những chi tiết để thể hiện được chiều sâu của tư tưởng. Ví dụ như trong bản gốc thì Thúy Kiều trừng phạt Hoạn Thư rất dã man, thì trong bản của Nguyễn Du, Thúy Kiều đã độ lượng tha cho Hoạn Thư.
Tóm lại, truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành kiệt tác và chinh phục được trái tim của người đọc biết bao thế hệ. Sức sống lâu bền của truyện Kiều trong nền văn học nước nhà là mãi mãi và là niềm tự hào của dân tộc VN.