Hãy viết đoạn văn ngắn tả cảnh ngụ tình trong bài thơ(qua đèo ngang)

Hãy viết đoạn văn ngắn tả cảnh ngụ tình trong bài thơ(qua đèo ngang)

0 bình luận về “Hãy viết đoạn văn ngắn tả cảnh ngụ tình trong bài thơ(qua đèo ngang)”

  1. Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã vô cùng thành công với bút pháp tả cảnh ngụ tình thông qua hình ảnh của thiên nhiên, sự vật trong cuộc sống xung quanh. Thi nhân đã gửi gắm vào thiên nhiên bao tâm trạng, bao niềm thương, nỗi nhớ và bao nhiêu những hoài vọng. Tả cảnh ngụ tình được thể hiện ở trong bài thơ qua không gian, thời gian cũng như qua từng sự vật và con người cụ thể. Thời gian chiều tà là thời gian hoàn hảo để có thể bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng giữa những gì còn sót lại trong tâm trạng thi nhân dưới nắng tà hắt hiu kia. Những cỏ cây, hoa lá dẫu mang trong mình sức sống nhưng cũng là thứ sức sống nhỏ nhoi  giữa một nơi rừng hoang vu. Nó chẳng thể thấm thoát vào đâu hay những con người cũng trong tư thế lom khom, lác đác đậm nỗi buồn sầu. Từ láy tượng hình gợi ra cái trống vắng  cũng như là sự ít ỏi của cảnh vật. Ở đó, ta còn bắt gặp tiếng kêu tha thiết của con quốc, của gia gia cùng nỗi niềm tâm trạng của nhân vật. Cảnh vật hoang sơ vắng lặng và lòng người buồn vắng mênh mông để rồi kết thúc chỉ còn một ta với ta buồn tủi cô đơn vô tận! 

    Bình luận
  2. Bà Huyện Thanh Quan là nữ sĩ tài năng của nền văn học trung đại Việt Nam, bà gây ấn tượng với người đọc bằng một phong cách thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chất chứa nhiều những cảm xúc suy tư. Đặc biệt là với thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong bài Qua Đèo Ngang thì phong cách thơ của bà lại càng được bộc lộ rõ hơn cả.

    Gợi ra một khung cảnh lưng đèo rộng lớn, khoáng đạt và bao la thế nhưng lại có chút buồn bã bao quanh. Thời gian “bóng xế tà”, là buổi chiều tàn hoàng hôn đã tắt, trời đất bao phủ bằng màu xam xám, nhạt nhòa, gợi cảm giác buồn man mác, cảm xúc tràn về trong lòng người. Cảnh “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” gợi cảm giác rậm rạp um tùm, mang đến sự hoang lạnh, ghê rợn của núi rừng âm u buổi chiều tối.

    Xuất hiện sự sống con người.
    Nghệ thuật đảo ngữ đưa hai từ láy”lom khom”, “lác đác” lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, hoang vắng.
    “Lom khom dưới núi tiều vài chú” => Sự nhỏ bé, lẻ loi của con người trước thiên nhiên. “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Gợi sự chán nản, heo hút, mệt mỏi, thiếu sức sống trong khung cảnh dẫu rằng đã có sự xuất hiện của con người. Nỗi lòng nhớ nhà tha thiết của một người con xa xứ.

     Âm thanh của sự sống xuất hiện.
    Tiếng chim quốc, chim đa đa não nề, day dứt => Làm tăng sự hoang vắng tĩnh lặng của thiên nhiên rộng lớn, cô lập con người trong mối sầu tư.
     Nỗi nhớ thương quê nhà da diết, là buồn khổ xa xứ, lòng đau xót, bất lực trước thời cuộc rối ren, từ đó cũng nhận thấy được lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng và thầm kín của tác giả được thể hiện thật tinh tế qua cảnh sắc thiên nhiên.
     Khép lại bài thơ với những cảm xúc buồn thương sâu lắng, đồng thời cũng mở một chân trời cảm xúc mới bằng một giọng thơ chậm rãi, như tâm sự.
    Mở ra nhận thức cá nhân của tác giả về tình cảnh lẻ loi, cô độc.
    Ý thức về cái tôi cá nhân, về việc giữ riêng cho mình tâm hồn hồn thanh cao, lòng yêu nước sâu sắc, từ chối những sự nhiễu nhương của thời cuộc, bà đã dần buông bỏ những vướng bận cuộc đời, quyết để tâm hồn thanh tịnh với chỉ “một mảnh tình riêng ta với ta”.

     Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú xuất sắc, với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế và tài hoa, thông qua cảnh sắc thiên nhiên Bà Huyện Thanh Quan đã gửi gắm vào đó những nỗi niềm cảm xúc cá nhân, đó là nỗi nhớ nhà, tình yêu quê hương đất nước và sự đau xót, bất lực trước thời cuộc biến đổi.

    Bình luận

Viết một bình luận