Hãy viết một bài văn nghị luận về văn bản “Từ Ấy” của nhà thơ Tố Hữu
0 bình luận về “Hãy viết một bài văn nghị luận về văn bản “Từ Ấy” của nhà thơ Tố Hữu”
TỪ ẤY
– Tố Hữu –
Bài thơ “Từ Ấy” nằm trong tập thơ cùng tên, được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, đã đánh dấu sự trưởng thành trong lí tưởng của người thanh niên cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui sướng, hạnh phúc của một người trẻ vẫn đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của lí tưởng, của Đảng, của cách mạng.
“Từ ấy” là một từ để chỉ thời gian, là mốc son đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và trong cả tâm hồn của nhà thơ. Giây phút ấy khiến nhà thơ vui mừng đến nỗi không thể định nghĩa chính xác được, chỉ biết là “từ ấy”.
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Một loạt những hình ảnh ẩn dụ “ bừng nắng hạ”, “ mặt trời chân lí”, “chói qua tim” được nhà thơ sử dụng tài tình. Người thanh niên vẫn đang loay hoay trong bóng tối của mùa đông mù mịt, chưa tìm thấy lối đi, chưa tìm thấy lí tưởng thì mặt trời bỗng bừng lên xua tan bóng tối, soi đường chỉ lối cho anh. “Bừng nắng hạ” – đó là ánh nắng mùa hè chói chang, mạnh mẽ và rực rỡ, đủ để soi rọi sau những ngày tăm tối. Đó là ánh sáng đến từ “trong tôi”, từ trái tim người chiến sĩ trẻ. Sự xuất hiện của lí tưởng Đảng, của cách mạng đã soi sáng cho tâm hồn nhà thơ, như soi rọi cả những góc khuất nhất trong con người, khiến cho cả con người người chiến sĩ trẻ bừng tỉnh ngộ sau những đêm dài tối tăm.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tố Hữu đã ví “hồn tôi” với “vườn hoa lá”. Với cách so sánh độc đáo này, nhà thơ đã khiến một thứ vô hình trở nên hữu hình, sinh động trước mắt người đọc. Tâm hồn người chiến sĩ trẻ, được ví như một vườn hoa lá, được tắm ánh mặt trời ấm áp và đang sinh sôi nảy nở rất tươi tốt, đầy những thứ hoa thơm quả ngọt, rất “đậm hương”, thu hút bao nhiêu chim chóc về đây, rộn ràng ca hót. Đây có thể coi là một khổ thơ hay nhất, sinh động nhất trong bài thơ, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được sự háo hức, say sưa, rạo rực và tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ khi tìm được lí tưởng của mình.
Từ giác ngộ lí tưởng, người chiến sĩ trẻ tuổi tiếp tục chọn cho mình một lẽ sống mới:
“ Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhà thơ tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người, tự nguyện gắn mình với những người dân lao động, với tất cả đồng bào Việt Nam. Ông tự nhận mình cũng là một người đứng trong hàng ngũ những người dân lao động, cùng ăn, cùng ngủ, cùng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với nhau, để trở thành một gia đình lớn. Tình cảm trang trải khắp nơi, họ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những người cùng khổ, họ dễ cảm thông, chia sẻ với nhau hơn. Từ “khối đời” là một từ rất trừu tượng, nhưng đã khái quát được lòng mong ước xây dựng một tập thể quần chúng vững chắc, gần gũi, thân thiết như ruột thịt để tạo nên một sức mạnh không gì sánh nổi.
Bốn câu thơ tiếp theo là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò, vị trí của mình:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Tố Hữu hòa mình với nhân dân, đã tự nguyện trở thành con, thành em, thành anh của bao quần chúng lao động cực khổ, những con người với kiếp sống “phôi pha”, sống hôm nay chưa biết đến ngày mai, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những đứa trẻ tội nghiệp nghèo khổ đói rách. Từ “là” được nhà thơ sử dụng lặp đi lặp lại, như khẳng định một cách chắc chắn mối quan hệ giữa mình và nhân dân lao động, cũng như một lời khẳng định vai trò của mình đối với người dân, với cộng đồng và xã hội. “Cù bất cù bơ” – một tính từ vô cùng mới mẻ, như những lời nói thường ngày của những người lao động nói chuyện với nhau. Cuộc sống bơ vơ, tác giả nói mình, nhưng cũng là nói chung những người dân quanh mình, những người anh em của mình, đồng thời bày tỏ lòng xót thương của nhà thơ trước tình cảnh bất công, trái ngang của cuộc đời.
“Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới.
TỪ ẤY
– Tố Hữu –
Bài thơ “Từ Ấy” nằm trong tập thơ cùng tên, được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, đã đánh dấu sự trưởng thành trong lí tưởng của người thanh niên cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui sướng, hạnh phúc của một người trẻ vẫn đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của lí tưởng, của Đảng, của cách mạng.
“Từ ấy” là một từ để chỉ thời gian, là mốc son đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và trong cả tâm hồn của nhà thơ. Giây phút ấy khiến nhà thơ vui mừng đến nỗi không thể định nghĩa chính xác được, chỉ biết là “từ ấy”.
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Một loạt những hình ảnh ẩn dụ “ bừng nắng hạ”, “ mặt trời chân lí”, “chói qua tim” được nhà thơ sử dụng tài tình. Người thanh niên vẫn đang loay hoay trong bóng tối của mùa đông mù mịt, chưa tìm thấy lối đi, chưa tìm thấy lí tưởng thì mặt trời bỗng bừng lên xua tan bóng tối, soi đường chỉ lối cho anh. “Bừng nắng hạ” – đó là ánh nắng mùa hè chói chang, mạnh mẽ và rực rỡ, đủ để soi rọi sau những ngày tăm tối. Đó là ánh sáng đến từ “trong tôi”, từ trái tim người chiến sĩ trẻ. Sự xuất hiện của lí tưởng Đảng, của cách mạng đã soi sáng cho tâm hồn nhà thơ, như soi rọi cả những góc khuất nhất trong con người, khiến cho cả con người người chiến sĩ trẻ bừng tỉnh ngộ sau những đêm dài tối tăm.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tố Hữu đã ví “hồn tôi” với “vườn hoa lá”. Với cách so sánh độc đáo này, nhà thơ đã khiến một thứ vô hình trở nên hữu hình, sinh động trước mắt người đọc. Tâm hồn người chiến sĩ trẻ, được ví như một vườn hoa lá, được tắm ánh mặt trời ấm áp và đang sinh sôi nảy nở rất tươi tốt, đầy những thứ hoa thơm quả ngọt, rất “đậm hương”, thu hút bao nhiêu chim chóc về đây, rộn ràng ca hót. Đây có thể coi là một khổ thơ hay nhất, sinh động nhất trong bài thơ, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được sự háo hức, say sưa, rạo rực và tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ khi tìm được lí tưởng của mình.
Từ giác ngộ lí tưởng, người chiến sĩ trẻ tuổi tiếp tục chọn cho mình một lẽ sống mới:
“ Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhà thơ tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người, tự nguyện gắn mình với những người dân lao động, với tất cả đồng bào Việt Nam. Ông tự nhận mình cũng là một người đứng trong hàng ngũ những người dân lao động, cùng ăn, cùng ngủ, cùng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với nhau, để trở thành một gia đình lớn. Tình cảm trang trải khắp nơi, họ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những người cùng khổ, họ dễ cảm thông, chia sẻ với nhau hơn. Từ “khối đời” là một từ rất trừu tượng, nhưng đã khái quát được lòng mong ước xây dựng một tập thể quần chúng vững chắc, gần gũi, thân thiết như ruột thịt để tạo nên một sức mạnh không gì sánh nổi.
Bốn câu thơ tiếp theo là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò, vị trí của mình:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Tố Hữu hòa mình với nhân dân, đã tự nguyện trở thành con, thành em, thành anh của bao quần chúng lao động cực khổ, những con người với kiếp sống “phôi pha”, sống hôm nay chưa biết đến ngày mai, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những đứa trẻ tội nghiệp nghèo khổ đói rách. Từ “là” được nhà thơ sử dụng lặp đi lặp lại, như khẳng định một cách chắc chắn mối quan hệ giữa mình và nhân dân lao động, cũng như một lời khẳng định vai trò của mình đối với người dân, với cộng đồng và xã hội. “Cù bất cù bơ” – một tính từ vô cùng mới mẻ, như những lời nói thường ngày của những người lao động nói chuyện với nhau. Cuộc sống bơ vơ, tác giả nói mình, nhưng cũng là nói chung những người dân quanh mình, những người anh em của mình, đồng thời bày tỏ lòng xót thương của nhà thơ trước tình cảnh bất công, trái ngang của cuộc đời.
“Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới.
Tự làm mong trả ơn xứng đáng