hãy viết một bài văn nói về số phận dân phu và bộ mặt quan lại trong văn bản sống chết mặc bay
0 bình luận về “hãy viết một bài văn nói về số phận dân phu và bộ mặt quan lại trong văn bản sống chết mặc bay”
Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Khúc đê vang động âm thanh trống đánh liên hồi. Trên trời, mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên. Sức người chống lại với sức nước. Thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc).
Chưa hết, bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Xung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sổ tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc xót xa vừa căm giận. Thật là hai thế giới cách biệt. Gần một giờ đêm, người nào người mấy lướt thướt như chuột lột sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Vậy mà quan không hề mảy may để ý đến cái công việc hộ đê ấy, trong khi quan có nhiệm vụ giữ cho con đê an toàn, bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân làng. Rõ ràng, đây là một tên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của người dân, hắn chỉ biết hưởng thụ, sống sung sướng cho bản thân.
“Sống chết mặc bay” là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sống phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Mặc dù giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân. Hắn chỉ biết thỏa mãn cái sở thích là đánh bạc, mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Cái thái độ ấy đâu phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.
Như vậy, truyện “Sống chết mặc bay” đã giúp ta hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu ra bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia.
Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” – một tên “lòng lang dạ sói”. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang “chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài” thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi “đứa con” của ngài chạy vào nói:”Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!”, hắn còn quát vào mặt, đe doạ: “….Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…” rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm “Sống chết mặc bay” quả là một tác phẩm tuyệt vời!Từ đó ta rút ra bài học, ta phải có trách nhiệm với mọi người xung quanh và đừng có vô tâm thờ ơ trước hoàn cảnh của mọi người
Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Khúc đê vang động âm thanh trống đánh liên hồi. Trên trời, mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên. Sức người chống lại với sức nước. Thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc).
Chưa hết, bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Xung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sổ tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc xót xa vừa căm giận. Thật là hai thế giới cách biệt. Gần một giờ đêm, người nào người mấy lướt thướt như chuột lột sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Vậy mà quan không hề mảy may để ý đến cái công việc hộ đê ấy, trong khi quan có nhiệm vụ giữ cho con đê an toàn, bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân làng. Rõ ràng, đây là một tên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của người dân, hắn chỉ biết hưởng thụ, sống sung sướng cho bản thân.
“Sống chết mặc bay” là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sống phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Mặc dù giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân. Hắn chỉ biết thỏa mãn cái sở thích là đánh bạc, mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Cái thái độ ấy đâu phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.
Như vậy, truyện “Sống chết mặc bay” đã giúp ta hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu ra bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia.
Xin chủ thớt cho ctlhn ạ !
Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” – một tên “lòng lang dạ sói”. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang “chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài” thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi “đứa con” của ngài chạy vào nói:”Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!”, hắn còn quát vào mặt, đe doạ: “….Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…” rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm “Sống chết mặc bay” quả là một tác phẩm tuyệt vời!Từ đó ta rút ra bài học, ta phải có trách nhiệm với mọi người xung quanh và đừng có vô tâm thờ ơ trước hoàn cảnh của mọi người