hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu quy nạp phân tích khổ thơ cuối của bài thơ về tiểu đội xe không kính để thấy được ý chí chiến đấu tinh t

hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu quy nạp phân tích khổ thơ cuối của bài thơ về tiểu đội xe không kính để thấy được ý chí chiến đấu tinh thần lạc quan yêu đời của người lính lái xe trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một lời dẫn trực tiếp câu cảm thán chú thích cảnh chân

0 bình luận về “hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu quy nạp phân tích khổ thơ cuối của bài thơ về tiểu đội xe không kính để thấy được ý chí chiến đấu tinh t”

  1. Khổ thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật như sau:

    “Không có kính rồi xe không có đèn

    Không có mui xe, thùng xe có xước

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim”

    Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ “Không” vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp “một trái tim”. Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

    ** câu cảm thán và câu có lời dẫn trực tiếp được in đậm

    Bình luận
  2. Em tham khảo nhé: (Phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

    Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Bình luận

Viết một bình luận