Hãy viết nghị luânj trình bày quan điểm của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiên nay. Em cần Dàn Ý thôi ạ! Tks ạ
0 bình luận về “Hãy viết nghị luânj trình bày quan điểm của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiên nay. Em cần Dàn Ý thôi ạ! Tks ạ”
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Đi từ thực trạng xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy,…
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Ô nhiềm môi trường
2. Thân bài
a) Giải thích
– Ô nhiềm môi trường: Tình trạng môi trường bẩn, bị phá hủy nặng nề, bao chứa nhiều loại chất độc hại có tác động, ảnh hưởng xấu đến con người, loài vật, cây cối,… Đây là vấn nạn của toàn thế giới, không riêng gì ở Việt Nam.
b) Thực trạng
– Ô nhiễm đất: Chất thải công nghiệp, hóa chất nông nghiệp đổ xuống, rác thải không được đổ đúng nơi quy định nên khiến đất bị ô nhiễm nặng. Ở Trung Quốc, theo báo cáo khoa học có tới hơn 100.000 km2 đất nông nghiệp ở quốc gia này bị ô nhiễm, hơn 1300 km2 bị phá hủy bởi các chất thải rắn, hơn 120 triệu tấn ngũ cốc bị nhiễm kim loại nặng mỗi năm. Còn ở tại Việt Nam, khu vực ô nhiễm đất canh tác nghiêm trọng nhất là ở Thái Nguyên và Lâm Đồng.
– Ô nhiễm nước:
+ Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp xuống các dòng sông gây ô nhiễm nước sông. Ví dụ: Sông Tô Lịch gần chục năm trở lại đây trở thành con sông chết, là nơi chứa nước thải của thành phố, bốc mùi hôi thối nồng nặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; theo thống kê mỗi năm có tới 9000 người chết, hơn 100.000 ca ung thư bởi sử dụng phải nguồn nước bẩn…
– Ô nhiễm không khí: Theo báo cáo khoa học đầu năm 2019, Hà Nội đang bị ô nhiễm không khí trầm trọng, một số khu vực của thủ đô chạm ngưỡng nguy hại về độ ô nhiễm không khí (chỉ số chất lượng không khí AQI của bụi PM 2.5, loại bụi “tử thần” đang vượt ngưỡng nguy hiểm, có nơi lên tới 400).
– Ô nhiễm môi trường biển: Nước thải từ các sông, rác thải đổ ra biển gây ô nhiễm biển: Hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt ở ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; nhiều bãi biển đẹp ở Nha Trang, Vũng Tàu,… ngập rác, gây ô nhiễm cảnh quan và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng…
c) Nguyên nhân
– Khách quan:
+ Chưa có sự đầu tư của Nhà nước trong vấn đề xử lí rác thải nước thải, ngăn chặn tình trạng thải nước bừa bãi,…
+ Chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường
+ Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, không đầu tư ở khâu xử lí chất thải
– Chủ quan:
+ Nhận thức của người dân chưa cao, ý thức quá kém, vẫn còn tư tưởng “Thân ai người nấy lo”, không có tinh thần tập thể giữ gìn vệ sinh chung
+ Nạn chặt phá rừng bừa bãi,…
d) Hậu quả
– Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra nhiều loại bệnh tật về hô hấp, ung thư,…
– Thiệt hại về nguồn lợi kinh tế: Du lịch, đánh bắt thủy hải sản,…
– Tốn chi phí thuê nhân công dọn dẹp vệ sinh,…
– Làm mất cân bằng sinh thái
e) Đề xuất giải pháp:
– Nâng cao nhận thức của người dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn, hội thảo,…
– Nhà nước cần thắt chặt việc quản lí, phạt thật nặng những cá nhân/ tổ chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến môi trường
– Học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước trên thế giới trong việc xử lí rác thải, nước thải…
– Trồng nhiều cây xanh để ngăn chặn xói mòn đất và điều hòa không khí
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề: Ô nhiễm môi trường hiện nay trở thành mối lo ngại của toàn cầu…
– Nêu suy nghĩ của bản thân: Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường,…
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Đi từ thực trạng xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy,…
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Ô nhiềm môi trường
2. Thân bài
a) Giải thích
– Ô nhiềm môi trường: Tình trạng môi trường bẩn, bị phá hủy nặng nề, bao chứa nhiều loại chất độc hại có tác động, ảnh hưởng xấu đến con người, loài vật, cây cối,… Đây là vấn nạn của toàn thế giới, không riêng gì ở Việt Nam.
b) Thực trạng
– Ô nhiễm đất: Chất thải công nghiệp, hóa chất nông nghiệp đổ xuống, rác thải không được đổ đúng nơi quy định nên khiến đất bị ô nhiễm nặng. Ở Trung Quốc, theo báo cáo khoa học có tới hơn 100.000 km2 đất nông nghiệp ở quốc gia này bị ô nhiễm, hơn 1300 km2 bị phá hủy bởi các chất thải rắn, hơn 120 triệu tấn ngũ cốc bị nhiễm kim loại nặng mỗi năm. Còn ở tại Việt Nam, khu vực ô nhiễm đất canh tác nghiêm trọng nhất là ở Thái Nguyên và Lâm Đồng.
– Ô nhiễm nước:
+ Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp xuống các dòng sông gây ô nhiễm nước sông. Ví dụ: Sông Tô Lịch gần chục năm trở lại đây trở thành con sông chết, là nơi chứa nước thải của thành phố, bốc mùi hôi thối nồng nặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; theo thống kê mỗi năm có tới 9000 người chết, hơn 100.000 ca ung thư bởi sử dụng phải nguồn nước bẩn…
– Ô nhiễm không khí: Theo báo cáo khoa học đầu năm 2019, Hà Nội đang bị ô nhiễm không khí trầm trọng, một số khu vực của thủ đô chạm ngưỡng nguy hại về độ ô nhiễm không khí (chỉ số chất lượng không khí AQI của bụi PM 2.5, loại bụi “tử thần” đang vượt ngưỡng nguy hiểm, có nơi lên tới 400).
– Ô nhiễm môi trường biển: Nước thải từ các sông, rác thải đổ ra biển gây ô nhiễm biển: Hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt ở ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; nhiều bãi biển đẹp ở Nha Trang, Vũng Tàu,… ngập rác, gây ô nhiễm cảnh quan và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng…
c) Nguyên nhân
– Khách quan:
+ Chưa có sự đầu tư của Nhà nước trong vấn đề xử lí rác thải nước thải, ngăn chặn tình trạng thải nước bừa bãi,…
+ Chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường
+ Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, không đầu tư ở khâu xử lí chất thải
– Chủ quan:
+ Nhận thức của người dân chưa cao, ý thức quá kém, vẫn còn tư tưởng “Thân ai người nấy lo”, không có tinh thần tập thể giữ gìn vệ sinh chung
+ Nạn chặt phá rừng bừa bãi,…
d) Hậu quả
– Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra nhiều loại bệnh tật về hô hấp, ung thư,…
– Thiệt hại về nguồn lợi kinh tế: Du lịch, đánh bắt thủy hải sản,…
– Tốn chi phí thuê nhân công dọn dẹp vệ sinh,…
– Làm mất cân bằng sinh thái
e) Đề xuất giải pháp:
– Nâng cao nhận thức của người dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn, hội thảo,…
– Nhà nước cần thắt chặt việc quản lí, phạt thật nặng những cá nhân/ tổ chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến môi trường
– Học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước trên thế giới trong việc xử lí rác thải, nước thải…
– Trồng nhiều cây xanh để ngăn chặn xói mòn đất và điều hòa không khí
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề: Ô nhiễm môi trường hiện nay trở thành mối lo ngại của toàn cầu…
– Nêu suy nghĩ của bản thân: Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường,…