Hệ thống các thông tin cơ bản của một số đơn vị Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 7 vào vở. a) Biến đổi câu – Câu rút gọn: khái niệm, tác d

By Caroline

Hệ thống các thông tin cơ bản của một số đơn vị Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 7 vào vở.
a) Biến đổi câu
– Câu rút gọn: khái niệm, tác dụng, cách sử dụng, ví dụ.
– Thêm trạng ngữ cho câu: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng của trạng ngữ, ví dụ.
– Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: khái niệm, cách chuyển đổi, ví dụ.
– Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: khái niệm, các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu, ví dụ.
b) Câu
– Câu đặc biệt: khái niệm, tác dụng, cách sử dụng, ví dụ, phân biệt với câu rút gọn.
c) Biện pháp tu từ
– Liệt kê: khái niệm, tác dụng, các phép liệt kê, ví dụ.
Mình sẽ cho 5 sao

0 bình luận về “Hệ thống các thông tin cơ bản của một số đơn vị Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 7 vào vở. a) Biến đổi câu – Câu rút gọn: khái niệm, tác d”

  1. a, *Câu rút gọn:  

    – Khái niệm : Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn.

    – Tác dụng: 

    + Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 

    + Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)

    Cách sử dụng: 

    + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

    + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

    – ví dụ : Học ăn, học nói, học gói, học mở

    *Thêm trạng ngũ cho câu:

    – Đặc điểm: 

    + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

    + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một uảng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

    – Ý nghĩa : Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

    – Công dụng của trạng ngữ:

    +Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác.

    + Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn van, bài văn mạch lạc.

    – Ví dụ : Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

    *Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :

    – Khái niệm: 

    + Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

    + Câu chủ động : là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

    Cách chuyển : Có 2 cách chuyển:

     + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

     + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

    – ví dụ:

     Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII

    Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII

    * Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu :

    -Khái niệm : Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rông câu.

    – Các TH dùng cụm C-V mở rộng câu:

    + Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT, cụm tính từ đề có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

    Ví dụ :

    Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

    b, *Câu đặc biệt:

    – Khái niệm : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.

    – Tác dụng :

    + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

    + Bộc lộ cảm xúc.

    + Gọi đáp.

    – Ví dụ : Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

    – Phân biệt câu rút gọn:

    Câu đặc biệt tuy có hình thức câu rút gọn nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt không có bộ phận nào cả (của 1 câu đầy đủ) bị lược bỏ như câu rút gọn.

    c, Biện pháp tu từ :

    * liệt kê:

    – khái niệm : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

    – Các phép liệt kê :

    Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

    Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

    – Ví dụ : Trong vườn nhà em có :xoài, mít,cam,…

    CHÚC BN HỌC TỐT !

    Trả lời

Viết một bình luận