Hiến Chương Liên Hợp Quốc quy định những nội dung gì?
0 bình luận về “Hiến Chương Liên Hợp Quốc quy định những nội dung gì?”
Nội dung chính
Hiến chương bao gồm Lời nói đầu và 111 Điều được nhóm lại trong 19 Chương.
Lời nói đầu bao gồm hai phần chính. Phần đầu tiên là lời kêu gọi chung cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền. Phần thứ hai của lời nói đầu là một bản tuyên bố mà các chính phủ của các dân tộc thành viên Liên Hiệp Quốc đồng ý với Hiến chương.
Chương I nêu bốn mục đích của Liên Hiệp Quốc, bao gồm các điều khoản quan trọng về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Chương II quy định tiêu chuẩn của các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Chương III đến Chương XV – phần chính của Hiến chương – miêu tả các cơ quan, các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức này.
Chương XVI và Chương XVII quy định các dàn xếp giúp đưa Liên Hiệp Quốc trở nên phù hợp với khuôn khổ có sẵn của luật pháp quốc tế.
Chương XVIII và Chương XIX quy định việc sửa đổi và phê chuẩn Hiến chương.
Riêng các chương sau đây đề cập đến việc thực thi quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc:
Chương VI quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về điều tra và hòa giải các tranh chấp.
Chương VII quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về trừng phạt kinh tế, ngoại giao và quân sự, cũng như việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp.
Chương VIII quy định về các dàn xếp ở cấp độ khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở những khu vực đó.
Chương IX và Chương X quy định quyền hạn của Liên Hiệp Quốc về hợp tác kinh tế – xã hội, và quyền hạn của Hội đồng Kinh tế – Xã hội chịu trách nhiệm giám sát những quyền hạn này.
Chương XII và Chương XIII quy định quyền hạn của Hội đồng Ủy trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình phi thực dân hóa (việc trao quyền độc lập cho các thuộc địa).
Chương XIV và Chương XV quy định quyền hạn riêng của Tòa án Công lý Quốc tế và Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Hiến Chương Liên Hợp Quốc quy định những nội dung:
– Kêu gọi chung cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền.
– Mục đích của Liên Hiệp Quốc: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
– Phần chính của Hiến chương: miêu tả các cơ quan, các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức này.
+ Quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về điều tra và hòa giải các tranh chấp.
+ Quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về trừng phạt kinh tế, ngoại giao và quân sự, cũng như việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp.
+ Quy định về các dàn xếp ở cấp độ khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở những khu vực đó.
+ Quy định quyền hạn của Liên Hiệp Quốc về hợp tác kinh tế – xã hội, và quyền hạn của Hội đồng Kinh tế – Xã hội chịu trách nhiệm giám sát những quyền hạn này.
+ Quy định quyền hạn của Hội đồng Ủy trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình phi thực dân hóa (việc trao quyền độc lập cho các thuộc địa).
+ Quy định quyền hạn riêng của Tòa án Công lý Quốc tế và Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Nội dung chính
Hiến chương bao gồm Lời nói đầu và 111 Điều được nhóm lại trong 19 Chương.
Lời nói đầu bao gồm hai phần chính. Phần đầu tiên là lời kêu gọi chung cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền. Phần thứ hai của lời nói đầu là một bản tuyên bố mà các chính phủ của các dân tộc thành viên Liên Hiệp Quốc đồng ý với Hiến chương.
Chương I nêu bốn mục đích của Liên Hiệp Quốc, bao gồm các điều khoản quan trọng về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Chương II quy định tiêu chuẩn của các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Chương III đến Chương XV – phần chính của Hiến chương – miêu tả các cơ quan, các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức này.
Chương XVI và Chương XVII quy định các dàn xếp giúp đưa Liên Hiệp Quốc trở nên phù hợp với khuôn khổ có sẵn của luật pháp quốc tế.
Chương XVIII và Chương XIX quy định việc sửa đổi và phê chuẩn Hiến chương.
Riêng các chương sau đây đề cập đến việc thực thi quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc:
Chương VI quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về điều tra và hòa giải các tranh chấp.
Chương VII quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về trừng phạt kinh tế, ngoại giao và quân sự, cũng như việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp.
Chương VIII quy định về các dàn xếp ở cấp độ khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở những khu vực đó.
Chương IX và Chương X quy định quyền hạn của Liên Hiệp Quốc về hợp tác kinh tế – xã hội, và quyền hạn của Hội đồng Kinh tế – Xã hội chịu trách nhiệm giám sát những quyền hạn này.
Chương XII và Chương XIII quy định quyền hạn của Hội đồng Ủy trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình phi thực dân hóa (việc trao quyền độc lập cho các thuộc địa).
Chương XIV và Chương XV quy định quyền hạn riêng của Tòa án Công lý Quốc tế và Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Hiến Chương Liên Hợp Quốc quy định những nội dung:
– Kêu gọi chung cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền.
– Mục đích của Liên Hiệp Quốc: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
– Phần chính của Hiến chương: miêu tả các cơ quan, các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức này.
+ Quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về điều tra và hòa giải các tranh chấp.
+ Quy định quyền hạn của Hội đồng Bảo an về trừng phạt kinh tế, ngoại giao và quân sự, cũng như việc sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết các tranh chấp.
+ Quy định về các dàn xếp ở cấp độ khu vực nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở những khu vực đó.
+ Quy định quyền hạn của Liên Hiệp Quốc về hợp tác kinh tế – xã hội, và quyền hạn của Hội đồng Kinh tế – Xã hội chịu trách nhiệm giám sát những quyền hạn này.
+ Quy định quyền hạn của Hội đồng Ủy trị chịu trách nhiệm giám sát quá trình phi thực dân hóa (việc trao quyền độc lập cho các thuộc địa).
+ Quy định quyền hạn riêng của Tòa án Công lý Quốc tế và Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc.