hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa Lạc Việt Đấu trường Cô-li-dê là công trình nỗi tiếng ở đâu? Nước Văn Lang thành lập,nước Âu Lạc

hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa Lạc Việt
Đấu trường Cô-li-dê là công trình nỗi tiếng ở đâu?
Nước Văn Lang thành lập,nước Âu Lạc ra đời?
kim loại được dung đầu tiên là gì?
Lập bản so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và cổ đại phương Tây?
Một thiên niên là mấy năm?
(nếu bạn nào biết hết mới trả lời nhe)

0 bình luận về “hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa Lạc Việt Đấu trường Cô-li-dê là công trình nỗi tiếng ở đâu? Nước Văn Lang thành lập,nước Âu Lạc”

  1. Đấu trường La Mã (Colosseum)  một đấu trường lớn  thành phố Roma, được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian

    Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.

    Kim loại bắt đầu được sử dụng vào khoảng hơn 3000 năm trước công nguyên. Việc lần đầu tiên luyện ra kim loại từ quặng có ý nghĩa không kém việc tìm ra lửa

    Quốc gia cổ đại phương Đông:

    * Mặt tự nhiên

    +Thời gian: thiên niên kỉ IV – III TCN

    +Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Hoàng Hà, …

    +Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn

    +Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều

    => Phù hợp cây lương thực

    * Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre

    * Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ

    * Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế – quân chủ trung ương độc quyền

    * Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc

    Quốc gia cổ đại phương Tây:

    * Mặt tự nhiên

    +Thời gian: thiên niên kỉ I TCN

    +Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải

    +Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít

    +Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ

    => Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, …)

    * Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt

    * Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ

    * Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô

    * Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc

    THIÊN NIÊN KỶ: 1 thiên niên kỷ = 10 thế kỷ = 1000 nămThiên niên kỷ là một khoảng thời gian Thường trong các tôn giáo, giải thích về khoảng thời gian này chưa chính xác, dài đến 1000 năm.

    Bình luận

Viết một bình luận