hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
Làm bài văn nhé
Nhanh hộ mik cho 50 điểm
hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
Làm bài văn nhé
Nhanh hộ mik cho 50 điểm
Hình ảnh người dân lao động trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”:
– Sức chống đỡ của người dân:
+ Thời gian: từ chiều cho đên gần 1 giờ sáng
+ Dân phu hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắo, nào cừ… + Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi
+ Không khí: khẩn trương, gấp gáp (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi…)
nếu bạn muốn viết bài văn : Qua chùm ca dao về những câu hát than thân cũng như văn bản ” Sống chết mặc bay ” của Phạm Duy Tốn , ta có thể thấy hình ảnh người nông dân thời phong kiến bấy giờ hiện lên thật đáng thương biết nhường nào ! Những người nông dân luôn chăm chỉ làm ăn , ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm từng miếng cơm , cuộc sống vốn đã vất vả , khó khăn , lại phải chịu sự áp bức bóc lột nhẫn tâm của những kẻ quyền thế sang giàu , của những viên quan “phụ mẫu ” càng khiến cho cuộc sống của họ thêm cơ cực . Đáng thương thay cho họ , vất vả quanh năm , lại chẳng được sung sướng ngày nào . Đáng thương thay cho họ , ngày đêm làm lụng , nhưng lại bị những con người giai cấp trên bóc lột hết , chẳng được hưởng gì . Xã hội thời phong kiến quá đỗi bất công , những người nông dân thấp cổ bé họng lại chẳng thể làm gì…
hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc
Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa .Trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ. Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau: Hình ảnh người dân lao động trong Chùm ca dao than thân (Qua bài Thương thay thân phận con tằm): Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu .lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao
động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách. Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là nhữngkiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy
mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát
vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra. Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng
đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với
những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người
với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công
bằng nào soi tỏ. Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao
như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao
động trong xã hội cũ. Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương và lên
án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.Hình ảnh người dân lao động trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của .Phạm Duy Tốn: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa
của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương
phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của
người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sứcvật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinhlựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căngthẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trướcsức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết. Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm thancơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô tráchnhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạthú. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và
phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc
sống lầm than, cơ cực của người dân lao động.Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô
nhân tâm, vô nhân tính.
tóm lại là hình ảnh người dân lao động là 1 hình hay và đẹp đẽ nên em rất yêu thích nó
xin câu trả lời hay nhất :3