Hòa tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm kim loại X (có hóa trị không đổi) và muối cacbonat của X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít

Hòa tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm kim loại X (có hóa trị không đổi) và muối cacbonat của X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít hỗn hợp khí B ở đktc.
a. Hãy xác định kim loại X. Biết tỉ khối của B đối với khí hiđro bằng 8
b. Hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít hỗn hợp khí B ở đktc vào 200 gam dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch tạo thành được 23,9 gam chất rắn khan. Tính C% của dung dịch NaOH đã dùng.

0 bình luận về “Hòa tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm kim loại X (có hóa trị không đổi) và muối cacbonat của X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!

    Đáp án:

    $a) Mg$

    $b)$ `10%`

    Giải thích các bước giải:

           $2X  +  nH_2SO_4  \to  X_2(SO_4)_n  +  nH_2↑$

           $X_2(CO_3)_n  +  nH_2SO_4  \to  X_2(SO_4)_n  +  nCO_2↑  +  nH_2O$

    $\to$ Khí $B$ gồm $H_2, CO_2.$

    $a)$

    Thể tích hỗn hợp khí $B$ là:

           $V_B = (n_{H_2} + n_{CO_2}).22,4 = 6,72 (l)$

    `<=> n_{H_2} + n_{CO_2} = 0,3 (mol)`

    Tỉ khối của $B$ đối với $H_2$ là $8$ nên:

           $M_B = 8.2 = 16 (g/mol)$

    Ta có:

         $H_2: 2$                       $28$

                     $↘ $             $↗$

                            $16$       `\to n_{H_2}/n_{CO_2} = {28}/{14} = 2`

                     $↗$              $↘$

    $CO_2: 44$                      $14$

    `\to n_{H_2}/2 = n_{CO_2} = {n_{H_2} + n_{CO_2}}/3 = {0,3}/3 = 0,1`

    `\to n_{H_2} = 0,2 (mol); n_{CO_2} = 0,1 (mol)`

    Theo PTHH:

           `n_X = 2/n n_{H_2} = 2/n .0,2 = {0,4}/n (mol)`

           `n_{X_2(CO_3)_n} = 1/n n_{H_2} = {0,1}/n (mol)`

    Khối lượng hỗn hợp $A$ là:

           `{0,4}/n .M_X + {0,1}/n .(2M_X + 60n) = 13,2 (g)`

    `<=> {0,4M_X}/n + {0,2M_X}/n + 6 = 13,2`

    `<=> {0,6M_X}/n = 7,2`

    `<=> M_X = 12n`

    `=> n = 2; M_X = 24 = M_{Mg}`

    Vậy kim loại $X$ là $Mg.$

    $b)$

    Ta có: `{10,08}/{6,72} = 1,5`

    $\to$ Số mol $CO_2$ trong hỗn hợp $B$ là:

           $n_{CO_2}’ = 0,1.1,5 = 0,15 (mol)$

           $CO_2  +  NaOH  \to  NaHCO_3$

           $CO_2  +  2NaOH  \to  Na_2CO_3  +  H_2O$

    Nếu chỉ tạo muối $NaHCO_3$

           `m_{NaHCO_3} = 0,15.84 = 12,6 (g)`

    Nếu chỉ tạo muối $Na_2CO_3$

           `m_{Na_2CO_3} = 0,15.106 = 15,9 (g)`

    `=>` Khoảng giá trị khối lượng muối tạo thành là:

           `12,6 \le m_M \le 15,9 < 23,9`

    $\to$ Có $NaOH$ dư.

    $\to$ Tạo muối $Na_2CO_3$ và lượng $NaOH$ dư là:

           $m_{NaOH dư} = 23,9 – 15,9 = 8 (g)$

    Số mol $NaOH$ ban đầu là:

           `n_{NaOH} = 2n_{Na_2CO_3} + m_{NaOH dư}/40`

                        `= 2.0,15 + 8/40 = 0,5 (mol)`

    Nồng độ phần trăm của dung dịch $NaOH$ đã dùng là:

           `C%_{NaOH} = {0,5.40.100%}/200 = 10%`

    Bình luận

Viết một bình luận