Hòa tan 14,1 gam K2O vào nước được 0,5lít dung dịch A a)Tính nồng độ mol/l của dung dịch A b)Hỏi phải thêm bao nhiêu lit nước vào 2lít dung dịch KOH

Hòa tan 14,1 gam K2O vào nước được 0,5lít dung dịch A
a)Tính nồng độ mol/l của dung dịch A
b)Hỏi phải thêm bao nhiêu lit nước vào 2lít dung dịch KOH 1M để thu được dung dịch có nồng độ 0,1M

0 bình luận về “Hòa tan 14,1 gam K2O vào nước được 0,5lít dung dịch A a)Tính nồng độ mol/l của dung dịch A b)Hỏi phải thêm bao nhiêu lit nước vào 2lít dung dịch KOH”

  1. *Đáp án: a) C(M)= 0,6 mol/l

                   b) mH2O= 18 lít

                                     Bài giải

     Tóm tắt

    m K2O=14,1g

    V ddA=0,5l

    V dd KOH= 2l

    C(M) KOH= 1M  

    a)C(M) A=?

    b) m H2O=?

    a) n K2O= m/M. = 14,1/ 94 = 0,15 (mol)

    K2O   +      H2O→        2KOH

    1mol         1mol            2mol

    0,15mol                         0,3mol

    n KOH= 0,15×2/1= 0,3 (mol)

    C(M) KOH= n/V = 0,3/0,5 = 0,6 (mol/l)

    (Dd A là KOH nên C(M) A <=> CM KOH)

    Vậy nồng độ mol của ddA là 0,6 mol/l
    b)
    nKOH = C(M).V = 1. 2= 2 (mol)

    Gọi x(lít) là lượng H2O cần đổ vào dd

    C(M)dd sau= nKOH/(x + Vdd KOH)
    => 0,1=2/(x+2) 

    ĐKXĐ: x≠ -2

    Quy đồng và khử mẫu, ta được PT:

    0,1(x+2) = 2

    <=> 0,1x + 0,2 =2

    <=> 0,1x= 2 – 0,2

    <=> 0,1x= 1,8

    <=> x= 1,8/0,1
    <=> x = 18 (thoả ĐKXĐ)
    => cần đổ thêm 18 lít H2O

    *Giải thích các bước giải:

    a)

    B1: Tính số mol K2O

    B2:

    -Lập PTHH: oxit bazơ + nước → bazơ

    => K2O(oxit bazơ) + H2O( nước) → KOH( bazơ)

    -Cân bằng:  K2O + H2O→ 2KOH

    -Chuyển các hệ số trên PT: K2O + H2O→ 2KOH

                                                   1mol.   1mol.    2mol

    -Thế n K2O vào PT: K2O + H2O→ 2KOH

                                     1mol.   1mol.      2mol

                                0,15mol

    Tính số mol KOH = n KO2× 2/1 (áp dụng nhân chéo chia ngang) và thế n KOH vào PT

    K2O+       H2O →  2KOH

    1mol.      1mol      1mol

    0,15mol.                 0,3mol

    B3: Tính nồng độ mol  KOH bằng CT:

    C(M) KOH= n KOH/ V ddKOH( V ddA)

    b)

    B1: Tính số mol KOH= C(M) KOH. V ddKOH

    B2: Gọi x(lít) là lượng H2O cần đổ vào dd
    C(M)dd sau= C(M) KOH
    C(M)dd sau= nKOH/(x + Vdd KOH) => sau đó giải PT rồi suy ra lượng H2O đổ vào.

    *Mình đã đưa ra đáp án và giải thích cho bạn rồi nhé. Nếu thấy đúng hãy vote cho mình 5★. Cảm ơn!*

    Bình luận
  2. `n_(K_2O)` = `(14,1)/94` = `0,15` `(mol)`

    `-` `PTHH` : `K_2O` + `H_2O` `→` `2KOH`

    a) Theo PTHH : `n_(KOH)` = `2n_(K_2O)` = `2× 0,15` = `0,3` `(mol)`

    `→` `C_(M_A)` = `(0,3)/(0,5)` = `0,6M`

    b) `n_(KOH)` = `2 × 1` = `2` `(mol)`

    `-` Gọi số lít nước cần thêm vào là `a` lít. `( a> 0 )`

    `→` `2/( 2 + a)` = `0,1` 

    `→` `2/(0,1)` = `2 + a`

    `→` `20` = `2 + a`

    `→` `a = 18`

    `-` Vậy Thể tích nước cần thêm là : `18`l`

     

    Bình luận

Viết một bình luận