Hòa tan 8g hỗn hợp Fe và kim loại R ( hóa trị II ) vào dung dịch HCl thì thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc ). Nếu dùng 1,2 g kim loại R vào dung dịch HC

Hòa tan 8g hỗn hợp Fe và kim loại R ( hóa trị II ) vào dung dịch HCl thì thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc ). Nếu dùng 1,2 g kim loại R vào dung dịch HCl thì dùng không hết 9,125g HCl. Xác định kim loại R
gải thích kĩ hộ em phần lớn hơn và nhỏ hơn ạ ????

0 bình luận về “Hòa tan 8g hỗn hợp Fe và kim loại R ( hóa trị II ) vào dung dịch HCl thì thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc ). Nếu dùng 1,2 g kim loại R vào dung dịch HC”

  1. $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2$

    $R+2HCl\to RCl_2+H_2$

    $n_{H_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2(mol)$

    Theo PTHH: $n_{hh}=n_{Fe}+n_R=0,2(mol)$

    $\to \overline{M}_{hh}=\dfrac{8}{0,2}=40$

    Ta có: $\overline{M}_{hh}$ là số nằm giữa khối lượng mol hai kim loại trong hỗn hợp.

    Mà $M_{Fe}=56>40$ nên $M_R<40$

    $n_{HCl}=\dfrac{9,125}{36,5}=0,25(mol)$

    $n_R=\dfrac{1,2}{M_R}(mol)$

    $\to n_{HCl\rm pứ}=2n_R=\dfrac{2,4}{M_R}(mol)$

    $HCl$ dùng không hết $0,25$ mol nên dư $HCl$ 

    $\to \dfrac{2,4}{M_R}<0,25$

    $\to 0,25M_R>2,4$

    $\to M_R>9,6$

    Suy ra $9,6<M_R<40$ 

    Vậy kim loại $R$ là $Mg$ ($M_R=24$)

    Bình luận

Viết một bình luận