Hoà tan `9,6g` hỗn hợp D gồm `Fe, M(II)` vào dd `HCl` dư thì thu được `4,48l` khí `(đktc)`. Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn `4,6g` `M` vào dd `HCl` dư

Hoà tan `9,6g` hỗn hợp D gồm `Fe, M(II)` vào dd `HCl` dư thì thu được `4,48l` khí `(đktc)`. Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn `4,6g` `M` vào dd `HCl` dư thì `V_{H_2(đktc)}<5,6l`. Xác định kim loại M và tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp

0 bình luận về “Hoà tan `9,6g` hỗn hợp D gồm `Fe, M(II)` vào dd `HCl` dư thì thu được `4,48l` khí `(đktc)`. Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn `4,6g` `M` vào dd `HCl` dư”

  1. Giải thích các bước giải:

    $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2\ (1)$

    $M+2HCl\to MCl_2+H_2\ (2)$

    Xét khi cho D vào dung dịch HCl dư:

    $n_{H_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\ (mol)$

    Theo PTHH (1) và (2), ta có: $n_{Fe}+n_{M}=n_{H_2}=0,2\ (mol)$

    $⇒n_D=0,2\ (mol)$

    $⇒\overline{M}_D=\dfrac{9,6}{0,2}=48\ (gam/mol)$

    mà $M_{Fe}=56>48\Rightarrow M_M<48\ (*)$

    Xét khí cho M vào dung dịch HCl dư:

    Ta có: $n_{M}=n_{H_2}=\dfrac{4,6}{M}$

    $⇒ 22,4.\dfrac{4,6}{M}<5,6$

    $⇒M>18,4\ (**)$

    Từ $(*)$ và $(**)$ suy ra: $18,4<M_M<48$

    mà M hóa trị II nên M có thể là Mg hoặc Ca

    Trường hợp 1: 

    M là Mg, khi đó, ta có hệ phương trình:

    $\begin{cases}56n_{Fe}+24n_{Mg}=9,6\\ n_{Fe}+n_{Mg}=0,2\end{cases}$

    $⇒\begin{cases}n_{Fe}=0,15\ (mol)\\ n_{Mg}=0,05\ (mol)\end{cases}$

    $⇒m_{Fe}=0,15.56=8,4\ (gam)$

    $⇒m_{Mg}=9,6-8,4=1,2\ (gam)$

    Trường hợp 2: 

    M là Ca, khi đó, ta có hệ phương trình:

    $\begin{cases}56n_{Fe}+40n_{Ca}=9,6\\ n_{Fe}+n_{Ca}=0,2\end{cases}$

    $⇒n_{Fe}=n_{Ca}=0,1\ (mol)$
    $⇒m_{Fe}=0,1.56=5,6\ (gam)$

    $⇒m_{Ca}=9,6-5,6=4\ (gam)$

    Bình luận

Viết một bình luận