Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại hóa trị II vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol

Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại hóa trị II vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau.Hai kim loại trong X là kim loại nào trong số các kim loại sau ( Mg , Ca, Be , Zn, Fe)

0 bình luận về “Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại hóa trị II vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol”

  1. `n_{HCl}=0,2.1,25=0,25(mol)`

    Nếu `Y` không chứa `HCl`

    Ta có sơ đồ

    $\rm 2,45(g) X : \ \begin{cases}A(II) : \ x(mol)\\B(II): \ y(mol)\\\end{cases}+0,25(mol) HCl\to dd \ Y \begin{cases}ACl_2 : C_M\\BCl_2 : C_M\\\end{cases}$

    Ta có

    Dung dịch cùng nồng độ mol 

    `->` số mol bằng nhau

    `->x=y`

    Lại có

    `4HCl->ACl_2+BCl_2`

    Theo phương trình

    `->n_{ACl_2}=n_{BCl_2}=1/4 n_{HCl}=\frac{0,25}{4}=0,0625(mol)`

    `->n_{A}=n_{B}=0,0625(mol)`

    `->0,0625(A+B)=2,45`

    `->A+B=39,2(g)`

    `->` Không cặp chất nào thõa mãn

    Nếu `Y` chứa `HCl` dư

    `A+2HCl->ACl_2+H_2`

    `B+2HCl->BCl_2+H_2`

    Gọi `n_{A}=n_{B}=a(mol)`

    Theo phương trình

    `n_{HCl(pứ)}=4a`

    `->n_{HCl(dư)}=0,25-4a`

    Lại có

    `0,25-4a=a`

    `->5a=0,25`

    `->a=0,05(mol)`

    `->A+B=49`

    `->A=9(Be)`

    Và `B=40(Ca`

    Vậy 2 kim loại trong `X` là `Be` và `Ca`

    Bình luận
  2. X + 2HCl => XCl2 + H2

    Y chứa các chất tan có CM bằng nhau. Vậy trong Y có thể có 2 muối hoặc 2 muối và HCl dư.

    Giả sử có HCl dư => Y chứa MCl2, NCl2, HCl dư và 3 chất này có số mol bằng nhau.

    bảo toàn Cl => nMCl2 = nNCl2 = nHCl dư = 0,05 mol.

    => Trong X thì 2 kim loại cũng có số mol bằng nhau.

    nX = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol.

    MX = 2,45 / 0,1 = 24.5

    => M M + M N = 24,5 x 2 = 49

    => Ca (40) và Be (9) thỏa mãn.

    Trường hợp chỉ có MCl2 và NCl2.

    nMCl2 + nNCl2 = 0,25/2 = 0,125

    => nX = 0,125 mol

    MX = 2,45/0,125 = 19.6

    M M + M N = 19,6 x 2 = 39.2 lẻ => loại

    Bình luận

Viết một bình luận