Hòa tan vừa hết kim loại R vào dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 11,22%.Xác định R

By Adalynn

Hòa tan vừa hết kim loại R vào dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 11,22%.Xác định R

0 bình luận về “Hòa tan vừa hết kim loại R vào dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 11,22%.Xác định R”

  1. Đáp án:

     $Al$

    Giải thích các bước giải:

    Coi $m_{\text{dung dịch H2SO4}} = 100(gam)$
    $⇒ n_{H_2SO_4} = \dfrac{100.9,8\%}{98} = 0,1(mol)$

    Gọi $n$ là hóa trị của R

    $2R + nH_2SO_4 → R_2(SO_4)_n + nH_2$

    Theo phương trình , ta có :

    $n_R = \dfrac{2n_{H_2SO_4}}{n} = \dfrac{0,2}{n}(mol)$

    $n_{R_2(SO_4)_n} = \dfrac{n_{H_2SO_4}}{n} = \dfrac{0,1}{n}(mol)$

    $n_{H_2} = n_{H_2SO_4} = 0,1(mol)$

    Sau phản ứng,

    $m_{dd} = m_R + m_{\text{dung dịch H2SO4}} – m_{H_2}$

    $= \dfrac{0,2R}{n} + 100 – 0,1.2 = \dfrac{0,2R}{n} + 99,8(gam)$

    $⇒ C\%_{R_2(SO_4)_n} =$

    $\dfrac{\dfrac{0,1}{n}(2R + 96n)}{\dfrac{0,2R}{n}+99,8}.100\% = 11,22\%$

    $⇒ R = 9n$

    Với $n = 1$ thì $R = 9$(loại)

    Với $n = 2$ thì $R = 18$(loại)

    Với $n = 3$ thì $R = 27(Al)$

    Vậy R là $Al$

     

    Trả lời

Viết một bình luận