Hoàn cảnh bùng nổ , diễn biến , thành phần lãnh đạo , lực lượng tham gia, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ,nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong tr

Hoàn cảnh bùng nổ , diễn biến , thành
phần lãnh đạo , lực lượng tham gia, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ,nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào cần vương cuối tớ 19

0 bình luận về “Hoàn cảnh bùng nổ , diễn biến , thành phần lãnh đạo , lực lượng tham gia, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ,nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong tr”

  1. Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

    – Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

    – Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

    – Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

    – Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

    ⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

    Diễn biến phong trào Cần Vương.

    Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

    +Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

    +Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    +Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), …

    +Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

    Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

    +Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

    +Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

    -Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.  

    Kết quả của phong trào:

    -11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri

    -1896,phong trào chấm dứt.

    Ý nghĩa của phong trào.

    -Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dân.

    -thể hiện tinh thần yêu nước, đứng lên đấu tranh, hy sinh tất cả để đánh đuổi quân xâm lược, không chịu khuất phục.      
     nguyên nhân thất bại.

    + còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết

    + ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời

    + hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ

    + sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu

    + thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất

    + chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và sắc tộc

    cho mình ctlhn nhé #yêu sử#

    Bình luận
  2. * Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

    – Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

    – Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

    – Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

    – Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

    ⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

    *Diễn biến

    Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

    * 1885-1888:

    – Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước
    – Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    – Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

    – Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng….

    – Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

    – Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

    * 1888-1896:

    – Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

    – Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    – Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

    – Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê… Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

    *Đặc điểm:

    – Ưu điểm:

         + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.

         + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.

    – Hạn chế:

         + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.

         + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào,đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

    Bình luận

Viết một bình luận