hoàn cảnh lịch sử ,diễn biến ,nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa lịch sử của cuộc cm nga 1905-1907
0 bình luận về “hoàn cảnh lịch sử ,diễn biến ,nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa lịch sử của cuộc cm nga 1905-1907”
* Hoàn cảnh:
– Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
– Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
– Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.
* Diễn biến:
– Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
– Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.
– Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
– Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
– Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.
– Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
* Nguyên nhân thất bại:
– Do tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa Nga hoàng với quần chúng nhân dân.
– Quần chúng nhân dân còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh, thiếu sự lãnh đạo thống nhất
– Sự hoạt động riêng rẽ của nhóm người Men-sê-vích làm cho Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thiếu sự thống nhất.
– Sự chống phá, đàn áp của các nước đế quốc
* Ý nghĩa lịch sử:
– Đối với nước Nga:
+ Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
+ Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.
+ Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917
– Đối với thế giới:
+ Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì “châu Á thức tỉnh”
* Hoàn cảnh:
– Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
– Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
– Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.
* Diễn biến:
– Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
– Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.
– Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
– Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
– Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.
– Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
* Nguyên nhân thất bại:
– Do tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa Nga hoàng với quần chúng nhân dân.
– Quần chúng nhân dân còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh, thiếu sự lãnh đạo thống nhất
– Sự hoạt động riêng rẽ của nhóm người Men-sê-vích làm cho Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thiếu sự thống nhất.
– Sự chống phá, đàn áp của các nước đế quốc
* Ý nghĩa lịch sử:
– Đối với nước Nga:
+ Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
+ Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.
+ Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917
– Đối với thế giới:
+ Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì “châu Á thức tỉnh”
XIN HAY NHẤT NHÉ BN