hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của các hiệp ước đầu hàng mà triều đình huế đã kí với thực dân pháp từ năm 1858-1884

hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của các hiệp ước đầu hàng mà triều đình huế đã kí với thực dân pháp từ năm 1858-1884

0 bình luận về “hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của các hiệp ước đầu hàng mà triều đình huế đã kí với thực dân pháp từ năm 1858-1884”

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo…; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

    Hiệp ước Giáp Tuất (1874)  :Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

    Hiệp ước Hác-măng (1883) :Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

    Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)   :Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

    XIN HAY NHẤT

    Bình luận
  2. · Hiệp ước thứ nhất là hiệp ước Nhâm Tuất: ngày mùng 5 tháng 6 năm 1862 triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất những cho chúng nhiều quyền lợi. Bản hiệp ước có nội dung như sau, triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn ,mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán, cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô bãi bỏ cấm đạo trước đây bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lượng bạc khác xe trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình Quốc được dân chúng ngưng kháng chiến.

    · Hiệp ước thứ hai là hiệp ước Giáp Tuất: sau chiến thắng Cầu Giấy phát hoang mã còn quân dân ta thì phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. Trong khi đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp hiệp ước Giáp Tuất vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 . Theo đỏ pháp xây rút khỏi Bắc Kỳ còn triều đình thi chính thức thừa nhận 6 Tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp, hiệp ước đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

    · Hiệp ước Hác măng còn gọi là Quý Mùi: tháng 8 năm 1883 hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội ở các pháp đại ở cửa Thuận An Bắc Kỳ. Chúng đổ bô lên khu vực này triều đình xin đình chiến . Cái uy của Pháp lên nhanh Huế và đưa ra một bản hiệp ước triều đình chấp nhận. Nội dung: triệu đi Nguyễn Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở bắc kì và trung kì, các tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kỳ để nhập vào đất Nam kỳ thuộc Pháp. Ba tỉnh thanh-nghệ-tĩnh được sát nhập vào Bắc Kỳ, những mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Cũng sự khác ở các tỉnh bắc kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình ngắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc kỳ về Trung Kỳ.

    · Hiệp ước pa-tơ-nốt : năm 1884 phát lại bắc triều đình Huế kí tiết bản hiệp ước với có nội dung cơ bản giống với hiệp ước hắc măng chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kỳ nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

    Bình luận

Viết một bình luận