Hoàn cảnh, nội dung khai thác thuộc địa lần thứ 1 của thực dân Pháp ở Việt Nam sau CTTGT1 Với chính sách khai thác thuộc địa đã tác động như thế nào đ

Hoàn cảnh, nội dung khai thác thuộc địa lần thứ 1 của thực dân Pháp ở Việt Nam sau CTTGT1
Với chính sách khai thác thuộc địa đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế Việt Nam

0 bình luận về “Hoàn cảnh, nội dung khai thác thuộc địa lần thứ 1 của thực dân Pháp ở Việt Nam sau CTTGT1 Với chính sách khai thác thuộc địa đã tác động như thế nào đ”

  1. (Sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 bạn nhé!)

    * Hoàn cảnh:

     – Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.

    * Nội dung:

    Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành – nông nghiệp và khai mỏ.

     Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.

    – Khai mỏ: chủ yếu là mỏ than.

     Công nghiệp: Chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).

    – Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn thuế.

     Giao thông vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.

     Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chi huy các ngành kinh tế ở Đông Dương

    => Tác động đến nn kinh tế Việt Nam: làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam dần dần thay đổi, tính chất thuộc địa, nửa phong kiến và sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào kinh tế của đế quốc Pháp càng rõ hơn. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

    Bình luận
  2. Hoàn cảnh:

     – Sau CTTGT1, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa để bù đắp tổn phí do chiến tranh gây ra

    Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam với tốc độ nhanh, quy mô lớn

    Nội dung

    – Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất, phát triển các đồn điền cao su 

    – Công nghiệp:

    + Chú trọng khai mỏ, mở các công ty than mới 

    + Mở thêm một số cơ sở công nghiệp (nhà máy sợi, nhà máy rượu, xay xát gạo,…)

    – Thương nghiệp: 

    + Đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản

    + Hàng hóa nhập vào Việt Nam chủ yếu là của Pháp

    – Giao thông vận tải:  Đường sắt xuyên Đông Dương được hoàn thành hơn

    – Tài chính: 

    Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế

    Tác động đến nền kinh tế Việt Nam: làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam dần dần thay đổi, tính chất thuộc địa, nửa phong kiến,nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển và biến thành thị trường riêng của Pháp

    Bình luận

Viết một bình luận